Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105535

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Tần

Ngày 27/07/2021 15:27:10

Võ Văn Tần (1894–1941) là một nhà cách mạng Việt Nam, một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1930-1940.

I. KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN TẦN

Đồng chí Võ Văn Tần sinh tháng 8/1891 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước ở làng Đức Hòa (nằm ven sông Vàm Cỏ Đông), huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An) - Vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng.

Lúc nhỏ, đồng chí Võ Văn Tần vừa theo học chữ Nho, vừa học nghề bốc thuốc. Đến năm 23 tuổi, Đồng chí mở lớp dạy học tại làng và bốc thuốc chữa bệnh cho người dân nghèo. Năm 1917, Đồng chí lên Sài Gòn vừa để kiếm sống, vừa là điều kiện tìm hiểu thời cuộc.

Năm 1922, đồng chí Võ Văn Tần trở về quê và ra làm Biện làng. Đến năm 1923, do tham gia cùng nông dân đấu tranh chống chính quyền thực dân thu thuế sát sinh vô lý, Đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam.

Năm 1926, đồng chí Võ Văn Tần gia nhập Hội kín Nguyễn An Ninh (tức Thanh niên Cao vọng Đảng).

Tháng 8/1929, đồng chí Võ Văn Tần gia nhập tổ chức An Nam Cộng sản Đảng, trực tiếp vận động và thành lập chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở làng Đức Hòa, gồm bảy hội viên do Đồng chí làm Bí thư (chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở tỉnh Chợ Lớn xưa, ngày nay thuộc tỉnh Long An).

Từ năm 1930 - 1931, đồng chí Võ Văn Tần trực tiếp tham gia và phụ trách các cuộc biểu tình ở Chợ Lớn, Gia Định đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập công nhân vô cớ.

Tháng 6/1931, đồng chí Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn.Tháng 6/1932, Đồng chí đứng ra thành lập cơ quan Liên huyện ủy Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa và tổ chức viết báo “Cờ lãnh đạo” (sau này được nâng chuyển thành cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy Nam kỳ) để vận động, phục hồi cơ quan lãnh đạo của Đảng vừa bị phá vỡ để tổ chức đấu tranh. Cuối năm 1932, đồng chí Võ Văn Tần chuyển sang làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Đề nghị Tỉnh ủy Gia Định ra tờ báo “Lao động” để tuyên truyền hướng dẫn giáo dục đảng viên và giác ngộ quyền lợi giai cấp cho quần chúng lao động.

Từ năm 1933 - 1934, đồng chí Võ Văn Tần vận động, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở các tỉnh miền Tây, chỉ đạo việc thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Mỹ Tho.

Tháng 11/1935, Đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ.Tháng 3/1937, đồng chí Võ Văn Tần được chỉ định giữ trách nhiệm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ và bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương.

Tháng 3/1938 tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định, Đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Ngày 14/07/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt khi đang họp bàn ở ấp Tân Thới Trung (nay là xã Tân Xuân thuộc huyện Hóc Môn, Bà Điểm).

Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp đưa đồng chí Võ Văn Tần cùng các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến ra xử bắn công khai tại khu giếng nước (nay là bệnh viện) Hóc Môn. Trước lúc hi sinh, các đồng chí đều dũng cảm giật tung mảnh vải bịt mắt và hô vang khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”, kêu gọi đồng bào tiếp tục đấu tranh chống đế quốc, giành tự do độc lập.

Đài tưởng niệm đồng chí Võ Văn Tần tại Đức Hòa, Long An.

Đài tưởng niệm đồng chí Võ Văn Tần tại Đức Hòa, Long An.

II. NHỮNG CỐNG HIẾN TO LỚN CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN TẦN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1. Đồng chí Võ Văn Tần luôn cống hiến cho vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lợi ích của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Đồng chí Võ Văn Tần sinh ra trên một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, cần cù lao động và hiếu học. Từ nhỏ đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đồng bào sống cơ cực, lầm than dưới ách quân xâm lược, Đồng chí đã sớm hình thành tình cảm yêu nước, thương dân, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản và đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng. Đồng chí Võ Văn Tần thấy rõ sự vất vả, cực nhọc của người làm thuê; sự bất công, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến; cái nhục của người dân mất nước; thấy cần phải có sự thay đổi lớn của xã hội. Ý nghĩa về tìm đường cứu nước, cứu dân được hình thành và củng cố trong ý chí và hành động của người thanh niên yêu nước Võ Văn Tần từ rất sớm.

Năm 1923, do tham gia đấu tranh chống chính quyền thực dân thu thuế sát sinh vô lý cùng nông dân, đồng chí Võ Văn Tần bị thực dân Pháp bắt giam khép tội “cầm đầu các cuộc chống đối”, nhưng không có chứng cớ để khép án, thực dân buộc phải trả tự do. Sau khi được trả tự do, Đồng chí tham gia nhiều cuộc bàn luận về lịch sử, về chính trị thời cuộc, về phong trào Cần Vương, thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên và hoạt động của các đảng phái, tôn giáo đương thời.

Đến năm 1926, do chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng yêu nước của Nguyễn An Ninh, đồng chí Võ Văn Tần gia nhập và là hội viên cốt cán của hội kín Nguyễn An Ninh (tức Thanh niên Cao vọng Đảng). Với lòng nhiệt tình và niềm tin của tuổi trẻ, đồng chí Võ Văn Tần đã hòa mình vào phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh giành tự do của dân tộc - là bước tiến gần đến với chủ nghĩa cộng sản trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí.

Cuối năm 1926, đồng chí Võ Văn Tần quyết định tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam kỳ, đánh dấu bước chuyển biến tất yếu từ lập trường yêu nước sang lập trường giai cấp vô sản. Đồng chí đã tích cực tuyên truyền, vận động, tìm chọn những người hăng hái tích cực trong nông dân lao động, nhất là thanh niên giáo dục lòng yêu nước và ý thức giai cấp; gây dựng, thành lập các tổ chức chi hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Đức Hòa, Mỹ Hạnh, Đức Lập, Hữu Thạnh và kết nạp được nhiều hội viên, về sau trở thành những đảng viên cộng sản kiên trung như: Nguyễn Văn Thỏ, Trần Văn Thẳng, Trần Văn Thủ, Dương Thị Biết, Lê Văn Mè, Huỳnh Văn Bằng, Huỳnh Văn Ngọ,…

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, với vai trò là Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản xã Đức Hòa, đồng chí Võ Văn Tần dẫn đầu cuộc biểu tình của nông dân Đức Hòa ngày 4/6/1930. Đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn ở Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng; là đỉnh cao của phong trào cách mạng ở Chợ Lớn, Tân An. Cuộc biểu tình đã giương cao cờ đỏ búa liềm và các biểu ngữ với nội dung: chống thuế nặng, chống đánh đập vô cớ, chống sách nhiễu dân,…

Tháng 6/1931, trong bối cảnh thực dân Pháp đàn áp quyết liệt các cơ sở Đảng, đồng chí Võ Văn Tần phải nhiều lần “thay hình đổi dạng” để hoạt động, liên lạc, chỉ đạo xây dựng các cơ sở Đảng, duy trì các cuộc đấu tranh của quần chúng, tìm các đồng chí để tái lập Xứ ủy. Bằng ý chí, bản lĩnh kiên cường, trung thành với lý tưởng, bất chấp mọi hy sinh gian khổ, đồng chí Võ Văn Tần đã kiên trì hoạt động từng bước gây dựng lại tổ chức cơ sở của Đảng, duy trì sự lãnh đạo liên tục của Đảng ở Gia Định - Chợ Lớn.

Trong hoạt động cách mạng, đồng chí Võ Văn Tần không ngừng tự giác trong học tập và rèn luyện, trau dồi nâng cao kiến thức lý luận, thực tiễn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Đồng chí Võ Văn Tần có tác phong làm việc khoa học, sâu sát, bám sát thực tiễn và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng; luôn tin tưởng, lạc quan vào con đường cách mạng của Đảng. Đồng chí luôn nhiệt tình, năng nổ, hết lòng vì nhiệm vụ, được quần chúng rất tin yêu; kiên quyết, khẳng khái bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân, của đất nước; kiên định với lý tưởng cách mạng, sắt son niềm tin với Đảng, với Tổ quốc.

2. Đồng chí Võ Văn Tần - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, quả cảm, mẫu mực, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản

Cuối năm 1930 - đầu năm 1931, cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp đã làm tổn thất nghiêm trọng đến lớp đảng viên đầu tiên trong cả nước cũng như của Đảng bộ Chợ Lớn. Trong tình thế hết sức căng thẳng, khó khăn, chính quyền thực dân truy lùng ráo riết, nhưng với sự che chở của quần chúng, đồng chí Võ Văn Tần và các đảng viên vẫn kiên trì len lỏi hoạt động, bám quần chúng, tìm cách khôi phục cơ sở, chắp nối lại liên lạc, quyết không để phong trào bị tê liệt.

Tháng 6/1932, đồng chí Võ Văn Tần đứng ra thành lập cơ quan Liên huyện ủy Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa và tổ chức viết báo “Cờ lãnh đạo” (sau này được nâng chuyển thành cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy Nam kỳ) để vận động phục hồi cơ quan lãnh đạo của Đảng vừa bị phá vỡ. Vừa bí mật hoạt động, vừa sâu sát với quần chúng, đồng chí Võ Văn Tần đã khéo léo che mắt địch một mặt tiếp tục thúc đẩy phong trào cách mạng, mặt khác phục hồi các cơ sở của Đảng và tổ chức đấu tranh với kẻ thù.

Giữa năm 1933, đồng chí Võ Văn Tần đích thân liên lạc xuống Miền Tây, chỉ đạo việc thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Mỹ Tho, đồng thời, với tư cách là cán bộ Xứ ủy, Đồng chí đề nghị Tỉnh ủy Gia Định ra tờ báo “Lao động” để tuyên truyền, giáo dục đảng viên và giác ngộ quyền lợi giai cấp cho quần chúng lao động. Từ năm 1933 đến năm 1934, đồng chí Võ Văn Tần dành nhiều công sức để liên lạc và tổ chức các hoạt động của Đảng giữa Liên tỉnh miền Đông và miền Tây, cũng như tham gia công việc xây dựng lại Xứ ủy Nam kỳ. Bằng năng lực và kinh nghiệm thực tiễn, đồng chí Võ Văn Tần đã góp phần quan trọng vào việc duy trì, khôi phục và phát triển cơ sở Đảng ở các địa phương nhất là vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong thời kỳ cách mạng gặp cơn thoái trào do sự đánh phá liên tiếp của địch. Đến tháng 5/1935 khi Xứ ủy Nam kỳ phục hồi, đồng chí được cử vào Ban Thường vụ của Xứ ủy Nam kỳ.

Từ năm 1930 - 1935, đồng chí Võ Văn Tần cùng các đồng chí đảng viên trong Xứ ủy Nam kỳ đã khẳng định, minh chứng, tạo niềm tin cho quần chúng bằng những việc làm thiết thực đưa cách mạng Nam kỳ vượt qua thử thách khó khăn; khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường, quả cảm, lòng trung thành vô hạn của những người cộng sản đối với quần chúng nhân dân.

Ngày 14/7/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt trong khi đang cùng một số đồng chí họp bàn tại nhà chị Nà ở ấp Tân Thới Trung (nay là xã Tân Xuân thuộc huyện Hóc Môn - Bà Điểm).16 tháng bị thực dân Pháp giam cầm, mua chuộc, dụ dỗ và dùng cực hình tra tấn dã man làm cho Đồng chí chết đi sống lại; gông sắt, xiềng xích, đòn roi của địch không thể lay chuyển được ý chí bất khuất kiên cường và khí tiết cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần. Vượt qua chế độ dã man của nhà tù thực dân, đồng chí Võ Văn Tần vẫn tiếp tục hoạt động, tuyên truyền và nhắc nhở các đồng chí của mình giữ vững khí tiết của người cộng sản. Không khuất phục được, thực dân Pháp đã đưa đồng chí Võ Văn Tần ra xử bắn ngày 28/8/1941. Quyết giữ trọn lời thề trung thành với Đảng, với cách mạng và nhân dân, đồng chí Võ Văn Tần bình thản đón nhận sự hy sinh vẻ vang. Trước khi ra pháp trường, đồng chí đã để lại di bút trên tường xà lim “Thà mình chết, không khi nào mình giết chết phong trào cách mạng…”

Cả cuộc đời Đồng chí luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào. Đồng chí Võ Văn Tần là một tấm gương cao đẹp về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng, về ý chí và tinh thần cách mạng của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, quả cảm, sống giản dị khiêm nhường và tình cảm sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào. Đồng chí Võ Văn Tần là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về lý tưởng sống để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

3. Đồng chí Võ Văn Tần - Nhà lãnh đạo xuất sắc, Bí thư xứ ủy kiên trung, đảng viên lớp đầu tiên của Đảng

Trên mọi cương vị công tác từ Bí thư Chi bộ, Bí thư Quận ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Xứ ủy, Ủy viên Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Tần đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có những cống hiến sắc bén về tư duy và những định hướng lớn cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc.

-Sau khi lập ra chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Đức Hòa (vào đầu tháng 3/1930). Đồng chí Võ Văn Tần được tín nhiệm cử làm Bí thư Quận ủy Đức Hòa.Là Bí thư Quận ủy, đồng chí Võ Văn Tần luôn năng động, nhiệt huyết, sáng tạo; trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy các cuộc đấu tranh, biểu tình lớn của nông dân Đức Hòa; đứng ra bênh vực nông dân, chống lại sự vô lý, bất công của kẻ thù; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của địch, tránh những trò lôi kéo lừa bịp của địch; tích cực tuyên truyền phát triển đảng viên, mở rộng tổ chức cơ sở của Đảng; thúc đẩy phong trào cách mạng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân trong vùng;… Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Võ Văn Tần cùng các đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản, phong trào cách mạng của nhân dân Đức Hòa và nhân dân trong vùng phát triển mạnh mẽ; lòng tin của nhân dân với Đảng được củng cố, tăng cường khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng giải phóng dân tộc.

-Tháng 6/1931, đồng chí Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Đồng chí có nhiều công hiến lớn trong việc xây dựng và khôi phục lại các tổ chức của Đảng từ cơ sở đến cấp tỉnh ở Chợ Lớn, Gia Định, góp phần duy trì sự lãnh đạo liên tục của Đảng và khôi phục phong trào cách mạng trong thời kỳ địch khủng bố trắng. Thực hiện chủ trương Hội nghị Trung ương tháng 7/1936, đồng chí Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Đồng chí đã trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo công tác vận động quần chúng tham gia cuộc vận động dân chủ ở Nam Kỳ. Đến tháng 9/1936, hàng chục ủy ban hành động được thành lập trên địa bàn Sài Gòn - Chợ Lợn và tỉnh Gia Định ở các nhà máy, công xưởng, đồn điền,… với đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ học sinh, sinh viên đến thợ thủ công, nông dân, công nhân; từ khu phố đến nông thôn.

- Trên cương vị Ủy viên Xứ ủy Nam kỳ rồi đảm nhận chức vụ Bí thư Xứ ủy, đồng chí Võ Văn Tần trực tiếp chỉ đạo phong trào Đông Dương Đại hội; thống nhất tư tưởng và hành động của các nhóm cộng sản ở Nam kỳ trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Nam kỳ. Đồng chí Võ Văn Tần cùng với các đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Nghị,… thường xuyên, trực tiếp chỉ đạo việc gây dựng và phát triển phong trào cách mạng; mở các lớp tập huấn chính trị cho cán bộ Đảng và đoàn thể tại Bà Điểm; trực tiếp đi các tỉnh miền Đông, miền Tây xây dựng tổ chức, uốn nắn lệch lạc, chỉ đạo công tác đảng ở địa phương;thành lập bốn liên tỉnh bộ và khu bộ Sài Gòn - Chợ Lớn; thành lập các hội quần chúng ở cả nông dân và công nhân dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đấu tranh công khai và bán công khai;tổ chức lại nội bộ các nhóm quần chúng, ban đại biểu công nhân; thống nhất các nhóm theo chủ nghĩa Xtalin và đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng. Những hoạt động khẩn trương và tích cực của đồng chí Võ Văn Tần và Xứ ủy Nam kỳ đã củng cố và phát triển cơ sở Đảng rộng khắp trong công nhân và nông dân, cả nông thôn và thành thị; hướng dẫn quần chúng vào việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở khắp Nam kỳ.

- Trên cương vị là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Tần đã góp phần chỉ đạo thành công hoạt động của Đảng trong cao trào cách mạng 1936 - 1939 ở Nam kỳ; hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở, bảo đảm an toàn về mặt tổ chức của Đảng; có nhiều đóng góp tích cực về mặt định hướng chiến lược và quan điểm lý luận cho thành công Hội nghị Trung ương IV (25/8 - 4/9/1937), Hội nghị Trung ương V (29 - 30/3/1938), Hội nghị Trung ương VI (6 - 8/11/1939).

Đặc biệt, Hội nghị Trung ương lần thứ VI của Đảng quyết định những chiến lược quan trọng của cách mạng dân tộc là: thay đổi sách lược, hướng phong trào đấu tranh vào những yêu sách; tuyên truyền, tổ chức, xây dựng uy tín và ảnh hưởng của Đảng; vạch rõ tội ác của chủ nghĩa đế quốc; khẩn trương thành lập các hội bí mật; huấn luyện quần chúng; liên hiệp với các đảng phái khác; có thái độ kiên quyết với bọn phản động, chống, phá Đảng; đấu tranh và chuẩn bị đón thời cơ giải phóng dân tộc, với mục tiêu trước mắt là “giành được độc lập hoàn toàn cho Đông Dương và chấm dứt chiến tranh đế quốc”. Đồng chí Võ Văn Tần đã chỉ đạo Xứ ủy Nam kỳ chuyển cán bộ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp rút vào bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn; thành lập nhiều tổ chức Nông hội, Công hội, Thanh niên phản đế, các đội tự vệ và du kích phát triển nhanh chóng trong toàn xứ.

Suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, dù ở đâu, đến đâu hay trên cương vị công tác nào, đồng chí Võ Văn Tần đều nhận được những tình cảm trân trọng, quý mến, sự giúp đỡ vô tư, chí tình của đồng chí, đồng bào. Với tác phong gương mẫu, gần gũi; luôn nhạy bén, nắm bắt cốt lõi của vấn đề; có lối sống giản dị, tôn trọng mọi người, là tấm gương mẫu mực, Đồng chí đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người; hiến dâng cả đời cho cách mạng, cho độc lập tự do của dân tộc. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí; luôn quan tâm giáo dục, giúp đỡ cán bộ, đảng viên; luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Đồng chí thường xuyên nhắc nhở mọi người đoàn kết là tiêu chuẩn hàng đầu và đả phá tư tưởng địa phương chủ nghĩa, cá nhân địa vị, tham ô, hủ hóa. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, Đồng chí luôn giải thích cặn kẽ mặt đúng, mặt sai để rút kinh nghiệm, căn dặn cán bộ phải luôn cảnh giác, phải tự rèn luyện cho mình đạo đức cách mạng, vì dân, vì nước.

*

* *

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng oanh liệt và vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Nam bộ, đồng chí Võ Văn Tần thuộc thế hệ chiến sĩ cách mạng tiền bối, lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. 50 tuổi đời, hơn 15 năm hoạt động cách mạng liên tục và sôi nổi, Đồng chí đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta và thế hệ trẻ Việt Nam một tấm gương sáng của người chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời vì dân, vì nước. Với phương pháp, nguyên tắc và kinh nghiệm hoạt động bí mật; linh hoạt, sáng tạo và sâu sát với quần chúng; sự hiểu biết thực tiễn sâu sắc, tư duy sắc sảo và kiên định, đồng chí Võ Văn Tần đã gợi mở cho Đảng hình thành lên các hình thức tổ chức và hoạt động thích hợp trong quá trình lãnh đạo phong trào quần chúng rộng lớn chuẩn bị tới cao trào cách mạng 1939 - 1945.
Nguồn: Ban tuyên giáo Trung ương

Kỷ niệm 130 năm ngày sinh đồng chí Võ Văn Tần

Đăng lúc: 27/07/2021 15:27:10 (GMT+7)

Võ Văn Tần (1894–1941) là một nhà cách mạng Việt Nam, một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1930-1940.

I. KHÁI LƯỢC TIỂU SỬ VÀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN TẦN

Đồng chí Võ Văn Tần sinh tháng 8/1891 trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước ở làng Đức Hòa (nằm ven sông Vàm Cỏ Đông), huyện Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn (nay thuộc tỉnh Long An) - Vùng đất có vị trí chiến lược quan trọng, có bề dày lịch sử và truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng.

Lúc nhỏ, đồng chí Võ Văn Tần vừa theo học chữ Nho, vừa học nghề bốc thuốc. Đến năm 23 tuổi, Đồng chí mở lớp dạy học tại làng và bốc thuốc chữa bệnh cho người dân nghèo. Năm 1917, Đồng chí lên Sài Gòn vừa để kiếm sống, vừa là điều kiện tìm hiểu thời cuộc.

Năm 1922, đồng chí Võ Văn Tần trở về quê và ra làm Biện làng. Đến năm 1923, do tham gia cùng nông dân đấu tranh chống chính quyền thực dân thu thuế sát sinh vô lý, Đồng chí bị thực dân Pháp bắt giam.

Năm 1926, đồng chí Võ Văn Tần gia nhập Hội kín Nguyễn An Ninh (tức Thanh niên Cao vọng Đảng).

Tháng 8/1929, đồng chí Võ Văn Tần gia nhập tổ chức An Nam Cộng sản Đảng, trực tiếp vận động và thành lập chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở làng Đức Hòa, gồm bảy hội viên do Đồng chí làm Bí thư (chi bộ đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam ở tỉnh Chợ Lớn xưa, ngày nay thuộc tỉnh Long An).

Từ năm 1930 - 1931, đồng chí Võ Văn Tần trực tiếp tham gia và phụ trách các cuộc biểu tình ở Chợ Lớn, Gia Định đòi tăng lương, giảm giờ làm, chống đánh đập công nhân vô cớ.

Tháng 6/1931, đồng chí Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn.Tháng 6/1932, Đồng chí đứng ra thành lập cơ quan Liên huyện ủy Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa và tổ chức viết báo “Cờ lãnh đạo” (sau này được nâng chuyển thành cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy Nam kỳ) để vận động, phục hồi cơ quan lãnh đạo của Đảng vừa bị phá vỡ để tổ chức đấu tranh. Cuối năm 1932, đồng chí Võ Văn Tần chuyển sang làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Đề nghị Tỉnh ủy Gia Định ra tờ báo “Lao động” để tuyên truyền hướng dẫn giáo dục đảng viên và giác ngộ quyền lợi giai cấp cho quần chúng lao động.

Từ năm 1933 - 1934, đồng chí Võ Văn Tần vận động, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng ở các tỉnh miền Tây, chỉ đạo việc thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Mỹ Tho.

Tháng 11/1935, Đồng chí được cử vào Ban Thường vụ Xứ ủy Nam kỳ.Tháng 3/1937, đồng chí Võ Văn Tần được chỉ định giữ trách nhiệm Bí thư Xứ ủy Nam kỳ và bầu bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương tại Hội nghị Trung ương.

Tháng 3/1938 tại Bà Điểm, Hóc Môn, Gia Định, Đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng.

Ngày 14/07/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt khi đang họp bàn ở ấp Tân Thới Trung (nay là xã Tân Xuân thuộc huyện Hóc Môn, Bà Điểm).

Ngày 28/8/1941, thực dân Pháp đưa đồng chí Võ Văn Tần cùng các đồng chí Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Hữu Tiến ra xử bắn công khai tại khu giếng nước (nay là bệnh viện) Hóc Môn. Trước lúc hi sinh, các đồng chí đều dũng cảm giật tung mảnh vải bịt mắt và hô vang khẩu hiệu “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”, kêu gọi đồng bào tiếp tục đấu tranh chống đế quốc, giành tự do độc lập.

Đài tưởng niệm đồng chí Võ Văn Tần tại Đức Hòa, Long An.

Đài tưởng niệm đồng chí Võ Văn Tần tại Đức Hòa, Long An.

II. NHỮNG CỐNG HIẾN TO LỚN CỦA ĐỒNG CHÍ VÕ VĂN TẦN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1. Đồng chí Võ Văn Tần luôn cống hiến cho vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vì lợi ích của Tổ quốc, vì tự do, hạnh phúc cho nhân dân

Đồng chí Võ Văn Tần sinh ra trên một vùng đất giàu truyền thống văn hóa, yêu nước và cách mạng. Lớn lên trong gia đình nông dân nghèo, cần cù lao động và hiếu học. Từ nhỏ đã chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan, đồng bào sống cơ cực, lầm than dưới ách quân xâm lược, Đồng chí đã sớm hình thành tình cảm yêu nước, thương dân, sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản và đi theo con đường cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng. Đồng chí Võ Văn Tần thấy rõ sự vất vả, cực nhọc của người làm thuê; sự bất công, áp bức, bóc lột của chế độ thực dân, phong kiến; cái nhục của người dân mất nước; thấy cần phải có sự thay đổi lớn của xã hội. Ý nghĩa về tìm đường cứu nước, cứu dân được hình thành và củng cố trong ý chí và hành động của người thanh niên yêu nước Võ Văn Tần từ rất sớm.

Năm 1923, do tham gia đấu tranh chống chính quyền thực dân thu thuế sát sinh vô lý cùng nông dân, đồng chí Võ Văn Tần bị thực dân Pháp bắt giam khép tội “cầm đầu các cuộc chống đối”, nhưng không có chứng cớ để khép án, thực dân buộc phải trả tự do. Sau khi được trả tự do, Đồng chí tham gia nhiều cuộc bàn luận về lịch sử, về chính trị thời cuộc, về phong trào Cần Vương, thuyết Tam dân của Tôn Dật Tiên và hoạt động của các đảng phái, tôn giáo đương thời.

Đến năm 1926, do chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng yêu nước của Nguyễn An Ninh, đồng chí Võ Văn Tần gia nhập và là hội viên cốt cán của hội kín Nguyễn An Ninh (tức Thanh niên Cao vọng Đảng). Với lòng nhiệt tình và niềm tin của tuổi trẻ, đồng chí Võ Văn Tần đã hòa mình vào phong trào yêu nước, phong trào đấu tranh giành tự do của dân tộc - là bước tiến gần đến với chủ nghĩa cộng sản trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí.

Cuối năm 1926, đồng chí Võ Văn Tần quyết định tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Nam kỳ, đánh dấu bước chuyển biến tất yếu từ lập trường yêu nước sang lập trường giai cấp vô sản. Đồng chí đã tích cực tuyên truyền, vận động, tìm chọn những người hăng hái tích cực trong nông dân lao động, nhất là thanh niên giáo dục lòng yêu nước và ý thức giai cấp; gây dựng, thành lập các tổ chức chi hội Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ở Đức Hòa, Mỹ Hạnh, Đức Lập, Hữu Thạnh và kết nạp được nhiều hội viên, về sau trở thành những đảng viên cộng sản kiên trung như: Nguyễn Văn Thỏ, Trần Văn Thẳng, Trần Văn Thủ, Dương Thị Biết, Lê Văn Mè, Huỳnh Văn Bằng, Huỳnh Văn Ngọ,…

Hưởng ứng lời kêu gọi của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, với vai trò là Bí thư chi bộ Đảng Cộng sản xã Đức Hòa, đồng chí Võ Văn Tần dẫn đầu cuộc biểu tình của nông dân Đức Hòa ngày 4/6/1930. Đây là cuộc biểu dương lực lượng lớn ở Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng; là đỉnh cao của phong trào cách mạng ở Chợ Lớn, Tân An. Cuộc biểu tình đã giương cao cờ đỏ búa liềm và các biểu ngữ với nội dung: chống thuế nặng, chống đánh đập vô cớ, chống sách nhiễu dân,…

Tháng 6/1931, trong bối cảnh thực dân Pháp đàn áp quyết liệt các cơ sở Đảng, đồng chí Võ Văn Tần phải nhiều lần “thay hình đổi dạng” để hoạt động, liên lạc, chỉ đạo xây dựng các cơ sở Đảng, duy trì các cuộc đấu tranh của quần chúng, tìm các đồng chí để tái lập Xứ ủy. Bằng ý chí, bản lĩnh kiên cường, trung thành với lý tưởng, bất chấp mọi hy sinh gian khổ, đồng chí Võ Văn Tần đã kiên trì hoạt động từng bước gây dựng lại tổ chức cơ sở của Đảng, duy trì sự lãnh đạo liên tục của Đảng ở Gia Định - Chợ Lớn.

Trong hoạt động cách mạng, đồng chí Võ Văn Tần không ngừng tự giác trong học tập và rèn luyện, trau dồi nâng cao kiến thức lý luận, thực tiễn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng mà Đảng và nhân dân giao phó. Đồng chí Võ Văn Tần có tác phong làm việc khoa học, sâu sát, bám sát thực tiễn và phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng; luôn tin tưởng, lạc quan vào con đường cách mạng của Đảng. Đồng chí luôn nhiệt tình, năng nổ, hết lòng vì nhiệm vụ, được quần chúng rất tin yêu; kiên quyết, khẳng khái bảo vệ quyền, lợi ích của nhân dân, của đất nước; kiên định với lý tưởng cách mạng, sắt son niềm tin với Đảng, với Tổ quốc.

2. Đồng chí Võ Văn Tần - Người chiến sĩ cộng sản kiên cường, quả cảm, mẫu mực, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cộng sản

Cuối năm 1930 - đầu năm 1931, cuộc khủng bố trắng của thực dân Pháp đã làm tổn thất nghiêm trọng đến lớp đảng viên đầu tiên trong cả nước cũng như của Đảng bộ Chợ Lớn. Trong tình thế hết sức căng thẳng, khó khăn, chính quyền thực dân truy lùng ráo riết, nhưng với sự che chở của quần chúng, đồng chí Võ Văn Tần và các đảng viên vẫn kiên trì len lỏi hoạt động, bám quần chúng, tìm cách khôi phục cơ sở, chắp nối lại liên lạc, quyết không để phong trào bị tê liệt.

Tháng 6/1932, đồng chí Võ Văn Tần đứng ra thành lập cơ quan Liên huyện ủy Hóc Môn - Bà Điểm - Đức Hòa và tổ chức viết báo “Cờ lãnh đạo” (sau này được nâng chuyển thành cơ quan tuyên truyền của Xứ ủy Nam kỳ) để vận động phục hồi cơ quan lãnh đạo của Đảng vừa bị phá vỡ. Vừa bí mật hoạt động, vừa sâu sát với quần chúng, đồng chí Võ Văn Tần đã khéo léo che mắt địch một mặt tiếp tục thúc đẩy phong trào cách mạng, mặt khác phục hồi các cơ sở của Đảng và tổ chức đấu tranh với kẻ thù.

Giữa năm 1933, đồng chí Võ Văn Tần đích thân liên lạc xuống Miền Tây, chỉ đạo việc thành lập Tỉnh ủy Lâm thời Mỹ Tho, đồng thời, với tư cách là cán bộ Xứ ủy, Đồng chí đề nghị Tỉnh ủy Gia Định ra tờ báo “Lao động” để tuyên truyền, giáo dục đảng viên và giác ngộ quyền lợi giai cấp cho quần chúng lao động. Từ năm 1933 đến năm 1934, đồng chí Võ Văn Tần dành nhiều công sức để liên lạc và tổ chức các hoạt động của Đảng giữa Liên tỉnh miền Đông và miền Tây, cũng như tham gia công việc xây dựng lại Xứ ủy Nam kỳ. Bằng năng lực và kinh nghiệm thực tiễn, đồng chí Võ Văn Tần đã góp phần quan trọng vào việc duy trì, khôi phục và phát triển cơ sở Đảng ở các địa phương nhất là vùng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong thời kỳ cách mạng gặp cơn thoái trào do sự đánh phá liên tiếp của địch. Đến tháng 5/1935 khi Xứ ủy Nam kỳ phục hồi, đồng chí được cử vào Ban Thường vụ của Xứ ủy Nam kỳ.

Từ năm 1930 - 1935, đồng chí Võ Văn Tần cùng các đồng chí đảng viên trong Xứ ủy Nam kỳ đã khẳng định, minh chứng, tạo niềm tin cho quần chúng bằng những việc làm thiết thực đưa cách mạng Nam kỳ vượt qua thử thách khó khăn; khẳng định tinh thần, ý chí kiên cường, quả cảm, lòng trung thành vô hạn của những người cộng sản đối với quần chúng nhân dân.

Ngày 14/7/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị địch bắt trong khi đang cùng một số đồng chí họp bàn tại nhà chị Nà ở ấp Tân Thới Trung (nay là xã Tân Xuân thuộc huyện Hóc Môn - Bà Điểm).16 tháng bị thực dân Pháp giam cầm, mua chuộc, dụ dỗ và dùng cực hình tra tấn dã man làm cho Đồng chí chết đi sống lại; gông sắt, xiềng xích, đòn roi của địch không thể lay chuyển được ý chí bất khuất kiên cường và khí tiết cách mạng của đồng chí Võ Văn Tần. Vượt qua chế độ dã man của nhà tù thực dân, đồng chí Võ Văn Tần vẫn tiếp tục hoạt động, tuyên truyền và nhắc nhở các đồng chí của mình giữ vững khí tiết của người cộng sản. Không khuất phục được, thực dân Pháp đã đưa đồng chí Võ Văn Tần ra xử bắn ngày 28/8/1941. Quyết giữ trọn lời thề trung thành với Đảng, với cách mạng và nhân dân, đồng chí Võ Văn Tần bình thản đón nhận sự hy sinh vẻ vang. Trước khi ra pháp trường, đồng chí đã để lại di bút trên tường xà lim “Thà mình chết, không khi nào mình giết chết phong trào cách mạng…”

Cả cuộc đời Đồng chí luôn phấn đấu không mệt mỏi vì nước, vì dân, luôn kiên định niềm tin son sắt vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, không ngừng trau dồi bản chất cách mạng của người cộng sản, phát huy hết trí tuệ sáng tạo, gắn bó máu thịt với nhân dân, tận trung với nước, với Đảng, thủy chung với đồng chí, đồng bào. Đồng chí Võ Văn Tần là một tấm gương cao đẹp về lòng trung thành vô hạn với lý tưởng, về ý chí và tinh thần cách mạng của một chiến sĩ cộng sản kiên cường, quả cảm, sống giản dị khiêm nhường và tình cảm sâu sắc đối với đồng chí, đồng bào. Đồng chí Võ Văn Tần là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, về lý tưởng sống để thế hệ trẻ học tập và noi theo.

3. Đồng chí Võ Văn Tần - Nhà lãnh đạo xuất sắc, Bí thư xứ ủy kiên trung, đảng viên lớp đầu tiên của Đảng

Trên mọi cương vị công tác từ Bí thư Chi bộ, Bí thư Quận ủy, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Xứ ủy, Ủy viên Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Tần đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có những cống hiến sắc bén về tư duy và những định hướng lớn cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc.

-Sau khi lập ra chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên ở Đức Hòa (vào đầu tháng 3/1930). Đồng chí Võ Văn Tần được tín nhiệm cử làm Bí thư Quận ủy Đức Hòa.Là Bí thư Quận ủy, đồng chí Võ Văn Tần luôn năng động, nhiệt huyết, sáng tạo; trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy các cuộc đấu tranh, biểu tình lớn của nông dân Đức Hòa; đứng ra bênh vực nông dân, chống lại sự vô lý, bất công của kẻ thù; tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của địch, tránh những trò lôi kéo lừa bịp của địch; tích cực tuyên truyền phát triển đảng viên, mở rộng tổ chức cơ sở của Đảng; thúc đẩy phong trào cách mạng, cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân trong vùng;… Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Võ Văn Tần cùng các đồng chí đảng viên Đảng Cộng sản, phong trào cách mạng của nhân dân Đức Hòa và nhân dân trong vùng phát triển mạnh mẽ; lòng tin của nhân dân với Đảng được củng cố, tăng cường khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với cách mạng giải phóng dân tộc.

-Tháng 6/1931, đồng chí Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn. Trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Đồng chí có nhiều công hiến lớn trong việc xây dựng và khôi phục lại các tổ chức của Đảng từ cơ sở đến cấp tỉnh ở Chợ Lớn, Gia Định, góp phần duy trì sự lãnh đạo liên tục của Đảng và khôi phục phong trào cách mạng trong thời kỳ địch khủng bố trắng. Thực hiện chủ trương Hội nghị Trung ương tháng 7/1936, đồng chí Võ Văn Tần được cử làm Bí thư Tỉnh ủy Gia Định. Đồng chí đã trực tiếp, thường xuyên chỉ đạo công tác vận động quần chúng tham gia cuộc vận động dân chủ ở Nam Kỳ. Đến tháng 9/1936, hàng chục ủy ban hành động được thành lập trên địa bàn Sài Gòn - Chợ Lợn và tỉnh Gia Định ở các nhà máy, công xưởng, đồn điền,… với đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia từ học sinh, sinh viên đến thợ thủ công, nông dân, công nhân; từ khu phố đến nông thôn.

- Trên cương vị Ủy viên Xứ ủy Nam kỳ rồi đảm nhận chức vụ Bí thư Xứ ủy, đồng chí Võ Văn Tần trực tiếp chỉ đạo phong trào Đông Dương Đại hội; thống nhất tư tưởng và hành động của các nhóm cộng sản ở Nam kỳ trong cuộc đấu tranh đòi dân chủ ở Nam kỳ. Đồng chí Võ Văn Tần cùng với các đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Nghị,… thường xuyên, trực tiếp chỉ đạo việc gây dựng và phát triển phong trào cách mạng; mở các lớp tập huấn chính trị cho cán bộ Đảng và đoàn thể tại Bà Điểm; trực tiếp đi các tỉnh miền Đông, miền Tây xây dựng tổ chức, uốn nắn lệch lạc, chỉ đạo công tác đảng ở địa phương;thành lập bốn liên tỉnh bộ và khu bộ Sài Gòn - Chợ Lớn; thành lập các hội quần chúng ở cả nông dân và công nhân dưới nhiều hình thức phong phú, phù hợp với đấu tranh công khai và bán công khai;tổ chức lại nội bộ các nhóm quần chúng, ban đại biểu công nhân; thống nhất các nhóm theo chủ nghĩa Xtalin và đặt dưới sự chỉ đạo của Đảng. Những hoạt động khẩn trương và tích cực của đồng chí Võ Văn Tần và Xứ ủy Nam kỳ đã củng cố và phát triển cơ sở Đảng rộng khắp trong công nhân và nông dân, cả nông thôn và thành thị; hướng dẫn quần chúng vào việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ ở khắp Nam kỳ.

- Trên cương vị là Ủy viên Thường vụ Trung ương Đảng, đồng chí Võ Văn Tần đã góp phần chỉ đạo thành công hoạt động của Đảng trong cao trào cách mạng 1936 - 1939 ở Nam kỳ; hoàn thành công tác chuẩn bị cơ sở, bảo đảm an toàn về mặt tổ chức của Đảng; có nhiều đóng góp tích cực về mặt định hướng chiến lược và quan điểm lý luận cho thành công Hội nghị Trung ương IV (25/8 - 4/9/1937), Hội nghị Trung ương V (29 - 30/3/1938), Hội nghị Trung ương VI (6 - 8/11/1939).

Đặc biệt, Hội nghị Trung ương lần thứ VI của Đảng quyết định những chiến lược quan trọng của cách mạng dân tộc là: thay đổi sách lược, hướng phong trào đấu tranh vào những yêu sách; tuyên truyền, tổ chức, xây dựng uy tín và ảnh hưởng của Đảng; vạch rõ tội ác của chủ nghĩa đế quốc; khẩn trương thành lập các hội bí mật; huấn luyện quần chúng; liên hiệp với các đảng phái khác; có thái độ kiên quyết với bọn phản động, chống, phá Đảng; đấu tranh và chuẩn bị đón thời cơ giải phóng dân tộc, với mục tiêu trước mắt là “giành được độc lập hoàn toàn cho Đông Dương và chấm dứt chiến tranh đế quốc”. Đồng chí Võ Văn Tần đã chỉ đạo Xứ ủy Nam kỳ chuyển cán bộ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp rút vào bí mật, chuyển trọng tâm công tác về nông thôn; thành lập nhiều tổ chức Nông hội, Công hội, Thanh niên phản đế, các đội tự vệ và du kích phát triển nhanh chóng trong toàn xứ.

Suốt những năm tháng hoạt động cách mạng, dù ở đâu, đến đâu hay trên cương vị công tác nào, đồng chí Võ Văn Tần đều nhận được những tình cảm trân trọng, quý mến, sự giúp đỡ vô tư, chí tình của đồng chí, đồng bào. Với tác phong gương mẫu, gần gũi; luôn nhạy bén, nắm bắt cốt lõi của vấn đề; có lối sống giản dị, tôn trọng mọi người, là tấm gương mẫu mực, Đồng chí đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người; hiến dâng cả đời cho cách mạng, cho độc lập tự do của dân tộc. Đồng chí luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, thương yêu đồng chí; luôn quan tâm giáo dục, giúp đỡ cán bộ, đảng viên; luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên hết. Đồng chí thường xuyên nhắc nhở mọi người đoàn kết là tiêu chuẩn hàng đầu và đả phá tư tưởng địa phương chủ nghĩa, cá nhân địa vị, tham ô, hủ hóa. Trong cuộc sống cũng như trong công việc, Đồng chí luôn giải thích cặn kẽ mặt đúng, mặt sai để rút kinh nghiệm, căn dặn cán bộ phải luôn cảnh giác, phải tự rèn luyện cho mình đạo đức cách mạng, vì dân, vì nước.

*

* *

Trong lịch sử đấu tranh cách mạng oanh liệt và vẻ vang của Đảng bộ và nhân dân Nam bộ, đồng chí Võ Văn Tần thuộc thế hệ chiến sĩ cách mạng tiền bối, lớp đảng viên đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam. 50 tuổi đời, hơn 15 năm hoạt động cách mạng liên tục và sôi nổi, Đồng chí đã hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đồng chí tuy ngắn ngủi, nhưng đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta và thế hệ trẻ Việt Nam một tấm gương sáng của người chiến sĩ cộng sản kiên cường, suốt đời vì dân, vì nước. Với phương pháp, nguyên tắc và kinh nghiệm hoạt động bí mật; linh hoạt, sáng tạo và sâu sát với quần chúng; sự hiểu biết thực tiễn sâu sắc, tư duy sắc sảo và kiên định, đồng chí Võ Văn Tần đã gợi mở cho Đảng hình thành lên các hình thức tổ chức và hoạt động thích hợp trong quá trình lãnh đạo phong trào quần chúng rộng lớn chuẩn bị tới cao trào cách mạng 1939 - 1945.
Nguồn: Ban tuyên giáo Trung ương

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC