Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105535

NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH

Ngày 07/07/2021 08:44:07

Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình là những quy định mà các thành viên trong gia đình cần tuân theo nhằm duy trì cho gia đình hoạt động theo một nề nếp nhất định. Những quy tắc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình. Những nguyên tắc chung của gia đình không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Đối với nhiều gia đình phương Tây, khi xây dựng gia đình hai vợ chồng cùng nhau thống nhất những nguyên tắc ứng xử nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống hôn nhân, tránh những mâu thuẫn không đáng có hoặc tránh những kỳ vọng của vợ với chồng hoặc ngược lại, nhưng lại không được thể hiện rõ. Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình thường được viết dưới dạng những câu mệnh lệnh.

Dưới đây là một ví dụ về nguyên tắc ứng xử trong gia đình phương Tây:

tải xuống.jpg

Nguyên tắc ứng xử trong gia đình

1. Tôn trọng người khác

2. Nói lời yêu thương

3. Trung thực

4. Chú ý cách ứng xử

5. Đưa ra lựa chọn đúng

6. Hãy dũng cảm

7. Bảo vệ người mình yêu

8. Sẵn lòng tha thứ

9. Làm tất cả có thể

10.Luôn nói lời cảm ơn

Nguyên tắc ứng xử của gia đình Việt Nam luôn tồn tại và thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ của đất nước. Sự khác biệt giữa xã hội phương Tây và Việt Nam nói riêng là không hẳn lúc nào cũng đưa ra nguyên tắc chung đó mà tự trong lòng mỗi thành viên thầm ghi nhớ và ứng dụng trong điều kiện của mỗi gia đình.

Những nguyên tắc ấy được thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sautrong quá trình lao động, học tập và giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội. Khi xây dựng một gia đình mới không phải cặp vợ chồng nào cũng trao đổi thẳng thắn về những nguyên tắc và mong đợi cách ứng xử ở người chồng hay người vợ với nhau và với thành viên khác. Điều này dẫn tới những kỳ vọng không tương đồng giữa các thành viên. Đây là một trong những điểm mâu chốt gây xung đột, bất hòa hoặc thậm chí xung khắc gay gắt với nhau trong đời sống hằng ngày.

Tùy theo vai trò, lứa tuổi, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cuộc ứng xử mà các nguyên tắc được vận dụng phù hợp trong đời sống gia đình.

Có rất nhiều nguyên tắc trong ứng xử trong gia đình nhưng các nguyên tắc sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc.

1. Tình yêu thương

Tình yêu thương ở đây được hiểu là tình yêu chân thật luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn yêu thương. Yêu thương là một khái niệm tình cảm rộng lớn, không chỉ giới hạn giữa con người với nhau mà rộng hơn sang thiên nhiên, cảnh vật và muôn loài. Có tình yêu thương chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cách thể hiện tình yêu thương của mình như thế nào. Nếu thành viên gia đình không hẳn là không có tình yêu thương nhưng tình yêu thương ấy được thể hiện bằng cách vụng về thì có thể bị hiểu sai khác rất nhiều.Có vô vàn cách để chúng ta thể hiện yêu thương, bằng lời nói chân thành, bằng thái độ cởi mở, bằng hành động thiết thực v.v…. Những cử chỉ yêu thương, từ cái nắm tay, chiếc hôn, cái ôm, những lá thư, lời động viên hay tất cả những gì mà thành viên cho là có thể giúp thành viên khác trong gia đình hiểu được tình thương yêu đó. Đó chính là cách chúng ta ứng xử - chuyển tài yêu thương thành hành động.

2. Sự bình đẳng

Theo Từ điển tiếng Việt thìbình đẳng là ngang nhau về địa vị và quyền lợi.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.

Phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình là ngọn nguồn của hạnh phúc, đã sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng nam nữ là nền tảng văn hoá của con người, của gia đình và hạnh phúc.Vai trò của phụ nữ được phát huy bình đẳng trong xã hội và trong gia đình, mang một ý nghĩa lớn đối với sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ViệtNamvà truyền thống văn hoá của dân tộc. Văn hoá gia đình là nền tảng của văn hoá xã hội, ở đó vai trò của người phụ nữ với chức năng sàng lọc và giữ gìn văn hoá dân tộc mang ý nghĩa đặc biệt. Để phụ nữ làm được chức năng quan trọng này với gia đình và dân tộc, trước hết họ phải được bình đẳng để tiến bộ và theo kịp thời đại. Trong cuộc sống đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta lấy dân làm gốc, lấy việc trồng người để mưu cầu lợi ích trăm năm. Trồng người là sự nghiệp tạo dựng thế hệ công dân mới có đức, có tài, thể lực tốt mà gia đình là cái nôi ban đầu và người mẹ đồng thời cũng là người thầy dạy con ngay từ thời mới còn chập chững.

Bình đẳng trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; bình đẳng giới trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước và bình đẳng giới trong gia đình góp phần giải phóng phụ nữ, xây dựng thể chế gia đình bền vững. Các thành viên trong gia đình nên dành thời gian cùng nhau thảo luận để thống nhất cách hiểu về khái niệm và đặt thành những quy tắc để phát huy sức mạnh của gia đình tốt nhất.

Top of Form

3. Sự tôn trọng

Tôn trọngngười khác là đánh giá đúng mức, coitrọng danh dự, phẩm giálợi ích người khác, thểhiện lối sống có văn hoá.

Khi một người nào đó dù là người lớn tuổi hay trẻ em thì đều cảm thấy mình được trân trọng, người ấy sẽ vui vẻ, giá trị được nâng cao và cảm thấy dễ dàng hơn trong cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự oán hận trong rất nhiều quan hệ hôn nhân – đúng ra là trong hầu hết các quan hệ gia đình – là cảm giác thấy mình bị coi thường. Đáng buồn là nhiều người trong chúng ta quá quen thuộc với các thành viên gia đình ở quanh mình, đến nỗi chúng ta quên hẳn đi việc bày tỏ cho nhau biết mình tôn trọng người khác như thế nào. Chúng ta quen xem thường mọi người khác. Bố mẹ xem thường con và ngược lại. Nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng đều mắc thói xấu là không bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau.

Không cảm thấy mình được tôn trọng là một trong những nguyên nhân chính của sự cạn kiệt tình cảm. Quên thể hiện hoặc không biết cách thể hiện sự tôn trọng sẽ hủy hoại đi những quan hệ tốt đẹp ban đầu của cuộc hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và giữa anh chị em một nhà với nhau. Tôn trọng là góp ý, giáo dục, nâng đỡ tinh thần khi có sai trái chứ không làm tổn thương người khác.

4. Sự chia sẻ

Chia sẻ là các thành viên trong gia đình cùng nhau gánh vác những trách nhiệm về duy trì và phát triển gia đình; cùng nhau hưởng thụ những thành thành quả của quá trình lao động do gia đình làm ra. Sẻ chia là kết quả của yêu thương, tôn trọng và bình đẳng trong gia đình. Nếu trong gia đình không có tình yêu thương, sự tôn trọng và bình đẳng thì không có sự sẻ chia.

Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có nhu cầu chia sẻ và được chia sẻ, sẽ vô cùng tẻ nhạt, ảm đạm nếu không có sự sẻ chia cùng nhau giữa những thành viên trong gia đình. Hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ niềm tin, chia sẻ ước mơ, chia sẻ tri thức v.v… Khi chúng ta biết chia sẻ thì “niềm vui nhân đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa”.

5. Phá bỏ cái “TÔI”

Cái “tôi” của mỗi người là lòng tự trọng, tự ái, tính kiêu hãnh. Mỗi người dường như cảm thấy mình đánh mất “CÁI TÔI” khi thừa nhận lỗi lầm. Song thực ra, nhận ra sai sót và chủ động xin lỗi chính là cách đề cao lòng tự trọng của mình, đề cao “CÁI TÔI” nhất.

6. Sự đoàn kết

Đoàn kết là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. “Chị ngã, em nâng”. Cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Sức mạnh của gia đình, cộng đồng chính là tình đoàn kết. Ngày nay, với chính sách gia đình ít con, càng phải phát huy tình đoàn kết trong gia đình, họ hàng, thân tộc, tương trợ lẫn nhau khi hữu sự, lúc khó khăn.
Nguyễn Minh (Sưu tầm)


NGUYÊN TẮC ỨNG XỬ CƠ BẢN TRONG GIA ĐÌNH

Đăng lúc: 07/07/2021 08:44:07 (GMT+7)

Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình là những quy định mà các thành viên trong gia đình cần tuân theo nhằm duy trì cho gia đình hoạt động theo một nề nếp nhất định. Những quy tắc này đóng vai trò rất quan trọng trong việc xác định chuẩn mực cho mỗi hành vi của các thành viên trong gia đình. Những nguyên tắc chung của gia đình không chỉ giúp các thành viên trong gia đình điều chỉnh được những hành vi của mình mà còn giúp mọi người biết cách tôn trọng, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau.

Đối với nhiều gia đình phương Tây, khi xây dựng gia đình hai vợ chồng cùng nhau thống nhất những nguyên tắc ứng xử nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống hôn nhân, tránh những mâu thuẫn không đáng có hoặc tránh những kỳ vọng của vợ với chồng hoặc ngược lại, nhưng lại không được thể hiện rõ. Những nguyên tắc ứng xử trong gia đình thường được viết dưới dạng những câu mệnh lệnh.

Dưới đây là một ví dụ về nguyên tắc ứng xử trong gia đình phương Tây:

tải xuống.jpg

Nguyên tắc ứng xử trong gia đình

1. Tôn trọng người khác

2. Nói lời yêu thương

3. Trung thực

4. Chú ý cách ứng xử

5. Đưa ra lựa chọn đúng

6. Hãy dũng cảm

7. Bảo vệ người mình yêu

8. Sẵn lòng tha thứ

9. Làm tất cả có thể

10.Luôn nói lời cảm ơn

Nguyên tắc ứng xử của gia đình Việt Nam luôn tồn tại và thích nghi với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi thời kỳ của đất nước. Sự khác biệt giữa xã hội phương Tây và Việt Nam nói riêng là không hẳn lúc nào cũng đưa ra nguyên tắc chung đó mà tự trong lòng mỗi thành viên thầm ghi nhớ và ứng dụng trong điều kiện của mỗi gia đình.

Những nguyên tắc ấy được thế hệ trước trao truyền cho thế hệ sautrong quá trình lao động, học tập và giao tiếp trong gia đình và ngoài xã hội. Khi xây dựng một gia đình mới không phải cặp vợ chồng nào cũng trao đổi thẳng thắn về những nguyên tắc và mong đợi cách ứng xử ở người chồng hay người vợ với nhau và với thành viên khác. Điều này dẫn tới những kỳ vọng không tương đồng giữa các thành viên. Đây là một trong những điểm mâu chốt gây xung đột, bất hòa hoặc thậm chí xung khắc gay gắt với nhau trong đời sống hằng ngày.

Tùy theo vai trò, lứa tuổi, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cuộc ứng xử mà các nguyên tắc được vận dụng phù hợp trong đời sống gia đình.

Có rất nhiều nguyên tắc trong ứng xử trong gia đình nhưng các nguyên tắc sau đây là cốt lõi, làm kim chỉ nam giữ cho đời sống trong gia đình được an lành và hạnh phúc.

1. Tình yêu thương

Tình yêu thương ở đây được hiểu là tình yêu chân thật luôn luôn có sự cảm thông và sự hiểu biết. Hiểu biết sẽ đem lại cho chúng ta một nguồn yêu thương. Yêu thương là một khái niệm tình cảm rộng lớn, không chỉ giới hạn giữa con người với nhau mà rộng hơn sang thiên nhiên, cảnh vật và muôn loài. Có tình yêu thương chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là cách thể hiện tình yêu thương của mình như thế nào. Nếu thành viên gia đình không hẳn là không có tình yêu thương nhưng tình yêu thương ấy được thể hiện bằng cách vụng về thì có thể bị hiểu sai khác rất nhiều.Có vô vàn cách để chúng ta thể hiện yêu thương, bằng lời nói chân thành, bằng thái độ cởi mở, bằng hành động thiết thực v.v…. Những cử chỉ yêu thương, từ cái nắm tay, chiếc hôn, cái ôm, những lá thư, lời động viên hay tất cả những gì mà thành viên cho là có thể giúp thành viên khác trong gia đình hiểu được tình thương yêu đó. Đó chính là cách chúng ta ứng xử - chuyển tài yêu thương thành hành động.

2. Sự bình đẳng

Theo Từ điển tiếng Việt thìbình đẳng là ngang nhau về địa vị và quyền lợi.

Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bình đẳng giới là bình đẳng về pháp luật, về cơ hội và các thành quả tạo ra, bao gồm bình đẳng trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến bản thân, gia đình và xã hội.

Dưới góc độ khoa học pháp lý, bình đẳng giới trong gia đình là việc vợ và chồng, con trai và con gái, các thành viên nam và nữ trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, quyền được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của gia đình như nhau, quyền được thụ hưởng về thành quả phát triển của gia đình và xã hội ngang nhau, quyền được tham gia quyết định các vấn đề của bản thân và của gia đình. Trên cơ sở các quyền đó, các thành viên trong gia đình được tự do tham gia vào các công việc gia đình và ngoài xã hội tùy theo khả năng và sở thích của mình, được tự do lựa chọn những vai trò giống nhau hoặc khác nhau trong gia đình tùy theo mục đích của mỗi người, được tự do lựa chọn cách thức thụ hưởng các thành quả tùy theo sở thích của mỗi người. Tuy nhiên, bình đẳng không có nghĩa là bằng nhau, do đặc điểm sinh học khác nhau và tính chất vai trò khác nhau mà sẽ có những sự bình đẳng thực chất phù hợp với từng cá nhân trong gia đình.

Phụ nữ bình đẳng với nam giới không chỉ góp sức cho xã hội giàu mạnh, văn minh mà trong gia đình là ngọn nguồn của hạnh phúc, đã sản sinh và nuôi dưỡng thế hệ trẻ tốt đẹp. Bình đẳng nam nữ là nền tảng văn hoá của con người, của gia đình và hạnh phúc.Vai trò của phụ nữ được phát huy bình đẳng trong xã hội và trong gia đình, mang một ý nghĩa lớn đối với sự giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình ViệtNamvà truyền thống văn hoá của dân tộc. Văn hoá gia đình là nền tảng của văn hoá xã hội, ở đó vai trò của người phụ nữ với chức năng sàng lọc và giữ gìn văn hoá dân tộc mang ý nghĩa đặc biệt. Để phụ nữ làm được chức năng quan trọng này với gia đình và dân tộc, trước hết họ phải được bình đẳng để tiến bộ và theo kịp thời đại. Trong cuộc sống đổi mới và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta lấy dân làm gốc, lấy việc trồng người để mưu cầu lợi ích trăm năm. Trồng người là sự nghiệp tạo dựng thế hệ công dân mới có đức, có tài, thể lực tốt mà gia đình là cái nôi ban đầu và người mẹ đồng thời cũng là người thầy dạy con ngay từ thời mới còn chập chững.

Bình đẳng trong gia đình có ý nghĩa quan trọng trong mọi thời đại, đặc biệt là trong thời kỳ hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay. Bình đẳng trong gia đình là môi trường lành mạnh để con người, đặc biệt là trẻ em được đối xử bình đẳng, được giáo dục về quyền bình đẳng, được hành động bình đẳng; bình đẳng giới trong gia đình là tiền đề quan trọng cho sự thành công trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ em; bình đẳng giới trong gia đình góp phần tăng chất lượng cuộc sống của các thành viên gia đình, góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước và bình đẳng giới trong gia đình góp phần giải phóng phụ nữ, xây dựng thể chế gia đình bền vững. Các thành viên trong gia đình nên dành thời gian cùng nhau thảo luận để thống nhất cách hiểu về khái niệm và đặt thành những quy tắc để phát huy sức mạnh của gia đình tốt nhất.

Top of Form

3. Sự tôn trọng

Tôn trọngngười khác là đánh giá đúng mức, coitrọng danh dự, phẩm giálợi ích người khác, thểhiện lối sống có văn hoá.

Khi một người nào đó dù là người lớn tuổi hay trẻ em thì đều cảm thấy mình được trân trọng, người ấy sẽ vui vẻ, giá trị được nâng cao và cảm thấy dễ dàng hơn trong cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự oán hận trong rất nhiều quan hệ hôn nhân – đúng ra là trong hầu hết các quan hệ gia đình – là cảm giác thấy mình bị coi thường. Đáng buồn là nhiều người trong chúng ta quá quen thuộc với các thành viên gia đình ở quanh mình, đến nỗi chúng ta quên hẳn đi việc bày tỏ cho nhau biết mình tôn trọng người khác như thế nào. Chúng ta quen xem thường mọi người khác. Bố mẹ xem thường con và ngược lại. Nhiều thành viên trong gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng đều mắc thói xấu là không bày tỏ sự tôn trọng lẫn nhau.

Không cảm thấy mình được tôn trọng là một trong những nguyên nhân chính của sự cạn kiệt tình cảm. Quên thể hiện hoặc không biết cách thể hiện sự tôn trọng sẽ hủy hoại đi những quan hệ tốt đẹp ban đầu của cuộc hôn nhân, quan hệ giữa cha mẹ và con cái, và giữa anh chị em một nhà với nhau. Tôn trọng là góp ý, giáo dục, nâng đỡ tinh thần khi có sai trái chứ không làm tổn thương người khác.

4. Sự chia sẻ

Chia sẻ là các thành viên trong gia đình cùng nhau gánh vác những trách nhiệm về duy trì và phát triển gia đình; cùng nhau hưởng thụ những thành thành quả của quá trình lao động do gia đình làm ra. Sẻ chia là kết quả của yêu thương, tôn trọng và bình đẳng trong gia đình. Nếu trong gia đình không có tình yêu thương, sự tôn trọng và bình đẳng thì không có sự sẻ chia.

Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có nhu cầu chia sẻ và được chia sẻ, sẽ vô cùng tẻ nhạt, ảm đạm nếu không có sự sẻ chia cùng nhau giữa những thành viên trong gia đình. Hãy cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ niềm tin, chia sẻ ước mơ, chia sẻ tri thức v.v… Khi chúng ta biết chia sẻ thì “niềm vui nhân đôi và nỗi buồn giảm đi một nửa”.

5. Phá bỏ cái “TÔI”

Cái “tôi” của mỗi người là lòng tự trọng, tự ái, tính kiêu hãnh. Mỗi người dường như cảm thấy mình đánh mất “CÁI TÔI” khi thừa nhận lỗi lầm. Song thực ra, nhận ra sai sót và chủ động xin lỗi chính là cách đề cao lòng tự trọng của mình, đề cao “CÁI TÔI” nhất.

6. Sự đoàn kết

Đoàn kết là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. “Chị ngã, em nâng”. Cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Sức mạnh của gia đình, cộng đồng chính là tình đoàn kết. Ngày nay, với chính sách gia đình ít con, càng phải phát huy tình đoàn kết trong gia đình, họ hàng, thân tộc, tương trợ lẫn nhau khi hữu sự, lúc khó khăn.
Nguyễn Minh (Sưu tầm)


CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC