Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105535

Thông báo Kế hoạch triển khai nhiệm vụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên trên địa bàn phường Hải Bình

Ngày 21/07/2021 11:19:50

Thực hiện kế hoạch số: 187/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 của UBND thị xã Nghi Sơn về việc triển khai nhiệm vụ, kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trên địa bàn thị xã Nghi Sơn; Căn cứ kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của UBND phường Hải Bình về việc triển khai nhiệm vụ, kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên trên địa bàn phường Hải Bình;

Trong thời gian qua, khai thác thủy sản phường Hải Bình tuy còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của Nhà nước đã có những chính sách quan tâm hỗ trợ từ đó thúc đẩy nhân dân mạnh dạng đầu tư, mua sắm phương tiện để đi sản xuất, dịch vụ thu mua trên biển đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của địa phương; khai thác thủy sản đã chuyển dịch theo hướng nghề cá quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường năng lực khai thác ở vùng biển xa bờ, đạt hiệu quả cao; quản lý hoạt động khai thác được tăng cường theo quy định mới của pháp luật và phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế.

Qua công tác quản lý, hiện nay, tổng số tàu cá trên địa bàn phường là 203 chiếc, trong đó: Tàu cá 15m trở lên là: 132 chiếc.

Tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên chưa lắp thiết bị Giám sát hành trình (GSHT): 103 tàu; Tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 98 tàu; Tàu cá hết hạn đăng kiểm là 75 tàu cá, đây là đối tượng bắt buộc phải lắp thiết bị GSHT theo quy định tại Luật Thủy sản, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu (EC), là điều kiện bắt buộc để EC xem xét tháo gỡ cảnh báo Thẻ vàng.

Theo quy định tại Điểm e, Khoản 3, Điều 44, Nghị định số 26/2019/NĐ- CP, đến ngày 01/4/2020 các tàu cá hoàn thành việc lắp đặt thiết bị GSHT. Do tình hình khai thác hiệu quả không cao, nguồn lợi thủy sản suy giảm, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, kéo dài, có tác động lớn đến mọi mặt đời sống xã hội. Bên cạnh đó, tàu cá của ngư dân chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn đi vay cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ. Việc lắp đặt thiết bị GSHT phát sinh chi phí (chi phí mua thiết bị từ 17 - 28 triệu đồng/thiết bị, chi phí thuê bao dịch vụ duy trì hoạt động của thiết bị từ 240.000- 484.000 đồng/thiết bị/tháng) là khó khăn đối với ngư dân trong thời điểm này.

Để kịp thời triển khai chính sách của tỉnh về hỗ trợ ngư dân, thực hiện đúng quy định của Luật Thủy sản và các quy định về chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn cho tàu cá, tiếp tục vươn khơi bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC đối với thủy sản khai thác của Việt Nam; UBND phường Hải Bình thông báo kế hoạch Triển khai nhiệm vụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên trên địa bàn phường Hải Bình như sau:

1. Đối tượng hỗ trợ

Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa (bao gồm cả các tàu cá đã lắp đặt thiết bị GSHT) của phường.

2. Điều kiện hỗ trợ

a) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên có các loại giấy tờ còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.

b) Thiết bị giám sát hành trình (sau đây viết tắt là GSHT) lắp đặt trên tàu cá phải là thiết bị mới 100%, có chức năng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Điều 44, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Thiết bị GSHT phải được kích hoạt, kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản trước ngày 30/8/2021.

3. Mức hỗ trợ

a) Đối với thiết bị GSHT tàu cá: Hỗ trợ 01 (một) lần với 01 (một) thiết bị giám sát hành trình cho 01 (một) tàu cá; mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng.

b) Đối với phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT tàu cá: hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT, mức hỗ trợ không quá 300.000 đồng/tháng/tàu cá.

4. Thời gian hỗ trợ

- Hỗ trợ kinh phí mua thiết bị GSHT xong trước ngày 30/8/2021.

- Hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT tàu cá: từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2024.

5. Thời điểm nhận hỗ trợ: Sau khi lắp đặt xong, thiết bị đưa vào hoạt động được Sở Nông nghiệp và PTNT chứng nhận đang hoạt động.

6. Phạm vi thực hiện: Các TDP có tàu cá có chiều dài trên 15 mét.

7. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị hỗ trợ mua thiết bị giám sát hành trình và phí thuê bao dịch vụ thiết bị giám sát hành trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao).

Hóa đơn theo quy định, chứng từ hợp lệ mua thiết bị GSHT tàu cá; hóa đơn theo quy định, chứng từ hợp lệ phí thuê bao của đơn vị cung cấp dịch vụ GSHT tàu cá (bản chính).

Chứng nhận đã đưa vào hoạt động thiết bị giám sát hành trình của Sở Nông nghiệp và PTNT.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bản chính và 01 bản sao).

8. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND phường( qua bà Lê Thị Hồng Quyên- cán bộ khuyến nông-khuyến ngư). UBND phường chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND phường tổng hợp danh sách hồ sơ đề nghị hỗ trợ trình UBND thị xã. Trường hợp không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND phường có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

b) Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ của UBND phường trong thời hạn 02 ngày làm việc, UBND cấp thị xã giao Tổ thẩm định, tổ chức thẩm định hồ sơ và báo cáo UBND thị xã kết quả thẩm định.

c) Bước 3: Sau khi có kết quả thẩm định, UBND thị xã gửi danh sách kết quả thẩm định đến UBND cấp xã, phường để thực hiện việc niêm yết công khai kết quả (niêm yết trên bảng tin tại Trụ sở của UBND cấp xã, phường trong thời hạn 05 ngày). Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ thì UBND thị xã có văn bản thông báo nêu rõ lý do để UBND xã, phường để thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

d) Bước 4: Sau khi kết thúc thời gian niêm yết công khai danh sách chủ tàu cá được thụ hưởng chính sách, UBND thị xã ban hành quyết định hỗ trợ.
đ) Bước 5: Sau thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBND thị xã ban hành quyết định hỗ trợ, UBND thị xã tổ chức thực hiện chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Vậy UBND phường Hải Bình thông báo Kế hoạch triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trên địa bàn phường. Đây là chính sách quan trọng, Chủ tịch UBND phường đề nghị đài truyền thanh, các ban ngành đoàn thể, các TDP tăng cường thông tin tuyên truyền để Nhân dân đặc biệt là các chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên biết và thực hiện.

Thông báo Kế hoạch triển khai nhiệm vụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên trên địa bàn phường Hải Bình

Đăng lúc: 21/07/2021 11:19:50 (GMT+7)

Thực hiện kế hoạch số: 187/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 của UBND thị xã Nghi Sơn về việc triển khai nhiệm vụ, kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trên địa bàn thị xã Nghi Sơn; Căn cứ kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 21 tháng 7 năm 2021 của UBND phường Hải Bình về việc triển khai nhiệm vụ, kế hoạch lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên trên địa bàn phường Hải Bình;

Trong thời gian qua, khai thác thủy sản phường Hải Bình tuy còn gặp nhiều khó khăn, song được sự quan tâm của Nhà nước đã có những chính sách quan tâm hỗ trợ từ đó thúc đẩy nhân dân mạnh dạng đầu tư, mua sắm phương tiện để đi sản xuất, dịch vụ thu mua trên biển đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của địa phương; khai thác thủy sản đã chuyển dịch theo hướng nghề cá quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến, tăng cường năng lực khai thác ở vùng biển xa bờ, đạt hiệu quả cao; quản lý hoạt động khai thác được tăng cường theo quy định mới của pháp luật và phù hợp với thông lệ, luật pháp quốc tế.

Qua công tác quản lý, hiện nay, tổng số tàu cá trên địa bàn phường là 203 chiếc, trong đó: Tàu cá 15m trở lên là: 132 chiếc.

Tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên chưa lắp thiết bị Giám sát hành trình (GSHT): 103 tàu; Tàu cá có chiều dài từ 15 mét trở lên không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm 98 tàu; Tàu cá hết hạn đăng kiểm là 75 tàu cá, đây là đối tượng bắt buộc phải lắp thiết bị GSHT theo quy định tại Luật Thủy sản, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP và các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu (EC), là điều kiện bắt buộc để EC xem xét tháo gỡ cảnh báo Thẻ vàng.

Theo quy định tại Điểm e, Khoản 3, Điều 44, Nghị định số 26/2019/NĐ- CP, đến ngày 01/4/2020 các tàu cá hoàn thành việc lắp đặt thiết bị GSHT. Do tình hình khai thác hiệu quả không cao, nguồn lợi thủy sản suy giảm, đặc biệt là ảnh hưởng của dịch Covid-19 đang diễn biến rất phức tạp, kéo dài, có tác động lớn đến mọi mặt đời sống xã hội. Bên cạnh đó, tàu cá của ngư dân chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn đi vay cũng gặp khó khăn trong việc trả nợ. Việc lắp đặt thiết bị GSHT phát sinh chi phí (chi phí mua thiết bị từ 17 - 28 triệu đồng/thiết bị, chi phí thuê bao dịch vụ duy trì hoạt động của thiết bị từ 240.000- 484.000 đồng/thiết bị/tháng) là khó khăn đối với ngư dân trong thời điểm này.

Để kịp thời triển khai chính sách của tỉnh về hỗ trợ ngư dân, thực hiện đúng quy định của Luật Thủy sản và các quy định về chống khai thác IUU, đảm bảo an toàn cho tàu cá, tiếp tục vươn khơi bám biển góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và khắc phục cảnh báo “Thẻ vàng” của EC đối với thủy sản khai thác của Việt Nam; UBND phường Hải Bình thông báo kế hoạch Triển khai nhiệm vụ lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên trên địa bàn phường Hải Bình như sau:

1. Đối tượng hỗ trợ

Tổ chức (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác), hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu hợp pháp tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên đăng ký tại tỉnh Thanh Hóa (bao gồm cả các tàu cá đã lắp đặt thiết bị GSHT) của phường.

2. Điều kiện hỗ trợ

a) Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên có các loại giấy tờ còn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá.

b) Thiết bị giám sát hành trình (sau đây viết tắt là GSHT) lắp đặt trên tàu cá phải là thiết bị mới 100%, có chức năng đáp ứng các quy định tại Khoản 1, Điều 44, Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

c) Thiết bị GSHT phải được kích hoạt, kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại Trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá của Tổng cục Thủy sản trước ngày 30/8/2021.

3. Mức hỗ trợ

a) Đối với thiết bị GSHT tàu cá: Hỗ trợ 01 (một) lần với 01 (một) thiết bị giám sát hành trình cho 01 (một) tàu cá; mức hỗ trợ: 10.000.000 đồng.

b) Đối với phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT tàu cá: hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT, mức hỗ trợ không quá 300.000 đồng/tháng/tàu cá.

4. Thời gian hỗ trợ

- Hỗ trợ kinh phí mua thiết bị GSHT xong trước ngày 30/8/2021.

- Hỗ trợ phí thuê bao dịch vụ thiết bị GSHT tàu cá: từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2024.

5. Thời điểm nhận hỗ trợ: Sau khi lắp đặt xong, thiết bị đưa vào hoạt động được Sở Nông nghiệp và PTNT chứng nhận đang hoạt động.

6. Phạm vi thực hiện: Các TDP có tàu cá có chiều dài trên 15 mét.

7. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ

- Đơn đề nghị hỗ trợ mua thiết bị giám sát hành trình và phí thuê bao dịch vụ thiết bị giám sát hành trình của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (theo mẫu).

- Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, Giấy phép khai thác thủy sản, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (bản sao).

Hóa đơn theo quy định, chứng từ hợp lệ mua thiết bị GSHT tàu cá; hóa đơn theo quy định, chứng từ hợp lệ phí thuê bao của đơn vị cung cấp dịch vụ GSHT tàu cá (bản chính).

Chứng nhận đã đưa vào hoạt động thiết bị giám sát hành trình của Sở Nông nghiệp và PTNT.

b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ (01 bản chính và 01 bản sao).

8. Trình tự, thủ tục thực hiện

a) Bước 1: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của UBND phường( qua bà Lê Thị Hồng Quyên- cán bộ khuyến nông-khuyến ngư). UBND phường chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND phường tổng hợp danh sách hồ sơ đề nghị hỗ trợ trình UBND thị xã. Trường hợp không hợp lệ thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, UBND phường có văn bản thông báo nêu rõ lý do cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

b) Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ của UBND phường trong thời hạn 02 ngày làm việc, UBND cấp thị xã giao Tổ thẩm định, tổ chức thẩm định hồ sơ và báo cáo UBND thị xã kết quả thẩm định.

c) Bước 3: Sau khi có kết quả thẩm định, UBND thị xã gửi danh sách kết quả thẩm định đến UBND cấp xã, phường để thực hiện việc niêm yết công khai kết quả (niêm yết trên bảng tin tại Trụ sở của UBND cấp xã, phường trong thời hạn 05 ngày). Trường hợp không đủ điều kiện hỗ trợ thì UBND thị xã có văn bản thông báo nêu rõ lý do để UBND xã, phường để thông báo cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.

d) Bước 4: Sau khi kết thúc thời gian niêm yết công khai danh sách chủ tàu cá được thụ hưởng chính sách, UBND thị xã ban hành quyết định hỗ trợ.
đ) Bước 5: Sau thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Chủ tịch UBND thị xã ban hành quyết định hỗ trợ, UBND thị xã tổ chức thực hiện chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng chính sách đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Vậy UBND phường Hải Bình thông báo Kế hoạch triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên trên địa bàn phường. Đây là chính sách quan trọng, Chủ tịch UBND phường đề nghị đài truyền thanh, các ban ngành đoàn thể, các TDP tăng cường thông tin tuyên truyền để Nhân dân đặc biệt là các chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 m trở lên biết và thực hiện.

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC