Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105535

THÔNG BÁO Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các biện pháp phòng ngừa

Ngày 12/07/2021 15:11:03

Thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp cả về số lượng, tính chất và mức độ thiệt hại, với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, nhất là sử dụng công nghệ cao để gây án, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và đời sống nhân dân, trong đó có một số thủ đoạn nổi lên gần đây.

I. Lừa đảo theo phương thức truyền thống:

Đối với lừa đảo truyền thống, các đối tượng thường lợi dụng sơ hở trong một số hoạt động kinh doanh, sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thực hiện một số thủ đoạn lừa đảo chủ yếu như sau:

1. Lừa đảo trong lĩnh vực Ngân hàng:

- Lấy danh nghĩa cán bộ Ngân hàng để huy động vốn với số lượng lớn sau đó dùng thủ đoạn để chiếm đoạt.

- Giảmạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng thủ đoạn làm giả tài liệu, đánh tráo giấy tờ, làm giả con dấu để chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.

- Lợi dụng sơ hở trong công tác phát hành thẻ tín dụng của Ngân hàng, đối tượng làm giả hồ sơ của nhiều cá nhân khác nhau để mở nhiều thẻ tín dụng sau đó chiếm đoạt số tiền được phát hành trong thẻ.

2. Lừa đảo trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản:

- Lợi dụng nhu cầu nhà ở và tích lũy tài sản thông qua đầu tư bất động sản của người dân. Các đối tượng dùng thủ đoạn tạo ra các “dự án ma” với bản thiết kế chi tiết, quảng cáo rộng rãi, tiến hành xin các thủ tục cấp phép đầu tư như các dự án thật để người dân tin. Đưa thông tin không đúng về đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút người dân nộp tiền đầu tư, sau đó chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

- Các đối tượng tạo ra các đợt sốt bất động sản ảo, thu hút người đầu tư, sau đó sử dụng các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: Lừa đảo chiếm dụng tiền đặt cọc; một lô đất bán cho nhiều người; làm giả, đánh tráo số đỏ; giả danh ngân hàng thanh lý nhà đất để chiếm đoạt tài sản.

3. Lừa đảo dưới hình thức chạy dự án, chạy việc làm, xuất khẩu lao động, đi học, hưởng chế độ chính sách:

- Giới thiệu bản thân có quan hệ họ hàng, quan hệ rộng, thân thiết với người có chức vụ quyền hạn ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức, có khả năng xin dự án, làm hồ sơ hưởng chế độ, chính sách nhận tiền rồi chiếm đoạt.

- Quảng bá việc xuất khẩu lao động sai sự thật, dùng thủ đoạn tổ chức đi du lịch hoặc sử dụng Visa đưa người lao động ra nước ngoài để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thu phí để đưa lao động đi xuất khẩu sau đó chiếm đoạt tiền và bỏ trốn.

- Giới thiệu có thể xin được việc làm, đi học ở các trường Đại học, Cao đẳng hoặc thi tuyển công chức, viên chức để nhận tiền rồi chiếm đoạt.

4. Lừa đảo dưới hình thức chơi hụi, họ, phường, huy động vốn lãi suất cao:

Kêu gọi người dân đóng tiền chơi hụi, họ, phường để lấy lãi; huy động vốn đầu tư, kinh doanh, xây dựng…hứa trả với lãi suất cao sau đó chiếm đoạt.

5. Lừa đảo thuê, mượn phương tiện cầm cố tài sản:

- Thuê xe ô tô tự lái, sau đó làm giả hợp đồng ủy quyền sử dụng xe rồi mang xe đó đi lừa bán cho người khác chiếm đoạt tiền và bỏ trốn.

- Thuê, mượn tài sản như: Sổ đỏ, nhà ở, xe ô tô, xe máy, điện thoại sau đó làm giả giấy tờ mang đi cầm đồ hoặc bán lấy tiền.

- Cầm cố phương tiện (Ô tô, xe máy) làm hợp đồng mua bán rồi thuê lại phương tiện sau đó làm giả giấy tờ để bán.

6. Thủ đoạn lừa đảo thông qua mua bán, chuyển nhượng sinh vật cảnh(chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh...):

Gần đây nổi lên tình trạng mua, bán, chuyển nhượng cây lan đột biến với nhiều giao dịch diễn ra công khai, với số tiền nhiều tỷ đồng được quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội, gây sự chú ý của dư luận, truyền thông và thu hút rất nhiều người lao vào vòng xoáy trồng, đầu tư, mua bán lan đột biến. Tuy nhiên, việc mua bán, chuyển nhượng lan đột biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, nhất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với thủ đoạn tinh vi như: Tách lan đột biến thật gắn vào gốc lan thường bằng keo để chiếm đoạt tiền của người mua; dùng cây lan thường lừa người đầu tư mua với giá của cây lan đột biến; quảng cáo có vườn lan đột biến, nhận tiền của người mua rồi chiếm đoạt tài sản...Không những vậy, các hoạt động mua bán, giao dịch lan đột biến diễn ra tự phát, không có sự kiểm soát từ cơ quan chức năng, có nguy cơ biến tướng thành hoạt động đa cấp hoặc rửa tiền. Do không có đảm bảo, chứng nhận hợp pháp về chất lượng lan đột biến nên dễ phát sinh lừa đảo, tranh chấp sau giao dịch.

7. Lừa đảo dưới hình thức giả danh người có chức vụ, quyền hạn, có khả năng giải quyết những vướng mắc trong đời sống như viết báo, khiếu kiện, chạy án…

Đối tượng đưa ra thông tin, tài liệu thể hiện bản thân là người có chức vụ, quyền hạn như Nhà báo, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… có khả năng giải quyết những nguyện vọng, khúc mắc của người dân sau đó nhận tiền và chiếm đoạt.

8. Lợi dụng dịch Covid - 19 để lừa đảo:

Các đối tượng lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín, khó nhận dạng đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch để thu tiền; hoặc thông báo cách ly qua điện thoại, sau đó yêu cầu cung cấp thông tin để đánh cắp thông tin cá nhân; giả dạng nhân viên y tế thông báo tiêm ngừa dịch vụ để chiếm đoạt tiền đặt cọc; vận động trái phép với lý do quyên góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; …

II. Lừa đảo trên không gian mạng

Đối tượng lợi dụng các giao dịch, kết nối internet, mạng xã hội, mạng viễn thông để liên lạc với bị hại, sau đó lợi dụng lòng tin, lòng tham hoặc sự sợ hãi của bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo. Đối với hình thức này nổi lên một số thủ đoạn chủ yếu như sau:

1. Hoạt động lừa đảo dưới hình thức lợi dụng lòng tin:

1.1. Chiếm quyền sử dụng Facebook, Zalo, giả danh chủ tài khoản, nhắn tin cho bị hại để vay tiền, chuyển tiền cho con, em, người thân đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc nhờ chuyển tiền giúp vì lý do vướng mắc chưa thể trực tiếp chuyển khoản được.

1.2. Giả danh cán bộ Ngân hàng gọi điện thông báo có người chuyển tiền vào tài khoản nhưng do bị lỗi, yêu cầu khách hàng cung cấp mã số thẻ và mã OPT. Sử dụng thông tin do bị hại cung cấp để kiểm tra sau đó rút tiền và chiếm đoạt.

1.3. Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, khan hiếm hàng hóa các đối tượng đăng tin rao bán các mặt hàng trên Facebook như: Khẩu trang, dầu tràm, lương thực, thực phẩm…khi khách đặt mua hàng với số lượng lớn, đối tượng yêu cầu cung cấp địa chỉ nhận hàng, chuyển tiền đặt cọc vào số tài khoản được cung cấp để chiếm đoạt.

1.4. Lập các Website tương tự như các tập đoàn bán hàng lớn để nhận tiền chuyển hàng qua các đơn vị vận chuyển nhưng khi giao hàng yêu cầu khách hàng không được kiểm tra hàng, khi giao tiền nhận hàng về kiểm tra người mua hàng mới phát hiện hàng giả hoặc bọc không có hàng.

1.5. Giả danh đơn vị bán hàng nước ngoài, gửi mail chào hàng, đồng thời giả danh đơn vị ký hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ và thay đổi số tài khoản ngân hàng yêu cầu người mua hàng chuyển tiền vào tài khoản sau đó chiếm đoạt.

1.6. Chiếm đoạt quyền truy cập trang cá nhân mạng xã hội Facebook, Zalo giả mạo là người thân và gửi các đường link Website tương tự Ngân hàng yêu cầu người dùng đăng nhập thông tin cá nhân, tên đăng nhập, số mật khẩu, điện thoại sau đó chiếm quyền đăng nhập và chuyển tiền có trong tài khoản của khách hàng.

1.7. Các đối tượng giả vờ chuyển nhầm tiền vào tài khoản của bị hại, kèm theo tin nhắn “tiền cho vay” hoặc “Anh (chị) A/B mượn, sau đó điện thoại cho bị hại yêu cầu chuyển trả lại vào một tài khoản khác không phải là tài khoản ban đầu đối tượng chuyển tiền. Khi bị hại tin thật, nhóm này gửi đường link để họ đăng nhập vào trang web giả mạo tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản thật của khách hàng. Một thời gian sau "chủ tài khoản" chuyển nhầm sẽ xuất hiện đòi lại tiền và tính lãi như bị hại đang nợ tiền của đối tượng mà chưa chuyển trả.

2. Hoạt động lừa đảo dưới hình thức lợi dụng lòng tham:

2.1. Giả danh người nước ngoài kết bạn làm quen và nhắn tin cho bị hại hứa sẽ chuyển quà hoặc USD, EURO về Việt Nam. Sau đó giả danh nhân viên sân bay, bưu điện, hải quan thông báo và yêu cầu người nhận chuyển tiền đóng cước, thuế hoặc chi phí thông quan mới được nhận quà để chiếm đoạt.

2.2. Sử dụng tài khoản Facebook, Zalo có giao diện giống các công ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn tin đến các tài khoản cá nhân thông báo trúng thưởng và yêu cầu bị hại nộp tiền lệ phí để nhận giải thưởng rồi chiếm đoạt.

2.3. Dùng sim điện thoại khuyến mãi giả danh nhân viên, lãnh đạo Công ty xổ số kiến thiết gọi điện làm quen, giới thiệu có khả năng biết trước kết quả xổ số rồi đề nghị hợp tác đánh số lô, số đề; Tiếp đó đối tượng cho số để các bị hại tham gia chơi, khi người bị hại (người trúng số) tin tưởng, các đối tượng đề nghị hùn vốn để các đối tượng mua số và yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản của bọn chúng (tài khoản mượn, mua lại của người dân) rồi chiếm đoạt bằng cách rút tiền tại các cây ATM trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố”.

2.4. Kêu gọi huy động vốn dưới dạng đa cấp, đầu tư theo chỉ số, chứng khoán quốc tế không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, tự điều chỉnh kết quả đầu tư, lấy lý do trục trặc kỹ thuật không chuyển tiền điện tử được và yêu cầu nhận tiền mặt rồi bỏ trốn; hoặc tạo trục trặc kỹ thuật để nhà đầu tư không thể chuyển tiền điện tử của mình thành tiền mặt được.

2.5. Lừa đảo thông qua mạng Internet huy động vốn dưới hình thức đa cấp và hình thức đồng tiền ảo bitcoin: các đối tượng lập ra các trang web giả danh các trang web của các công ty, tập đoàn uy tín của nước ngoài và đưa ra các thông tin gian dối như các chương trình, gói đầu tư hấp dẫn được hưởng lãi suất, lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và tặng các lợi ích vật chất khác để kêu gọi đầu tư theo mô hình đa cấp, có hưởng hoa hồng khi giới thiệu, hưởng lợi trên số tiền đầu tư dựa trên chính sách khuyến mãi, chiết khấu…Người đầu tư đóng tiền vào hệ thống bằng tiền hoặc chuyển khoản để quy đổi thành tiền “ảo” trong từng hệ thống. Khi người tham gia đạt một số lượng nhất định, chúng sẽ cho “sập sàn” hoặc cho máy chạy tự động giao dịch để chiếm đoạt số tiền nộp vào hệ thống của người chơi.

2.6. Tổ chức cho vay qua các ứng dụng (app) vay tiền trực tuyến, cho vay ngang hàng với nhiều loại phí phát sinh nhằm “lách” quy định về lãi suất cho vay.

Nếu có nhu cầu vay tiền, người vay chỉ cần nhắn tin theo cú pháp hoặc tải ứng dụng vay online trên mạng về điện thoại, máy tính cá nhân và thực hiện các bước theo các hướng dẫn. Trong thời gian ngắn, hồ sơ vay tiền được hoàn tất, người vay sẽ được nhận số tiền từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.

- Điểm chung của các app là chỉ cho vay với thời hạn 5-7 ngày, lãi suất được giới thiệu rất thấp, có app lãi suất chỉ 0% nhưng số tiền đến tay bị hại chưa đến 2/3 do bị trừ phí tư vấn, làm hồ sơ, thủ tục với mức “cắt cổ”. Tổng cộng lãi suất có thể lên tới trên hàng trăm, thậm chí hàng nghìn %/năm. Mỗi app chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó các đối tượng lại tự chuyển đổi sang một app có tên mới.

- Khi vay tiền người dân cung cấp thông tin cá nhân đồng thời gửi số tài khoản nhận tiền cho đối tượng. Sau đó đối tượng thông báo đã giải ngân số tiền vay cho bị hại, nhưng thực chất là gửi tiền vào số tài khoản khác. Sau đó, đe doạ, khủng bố tinh thần bị hại, cho rằng bị hại đã lừa đảo chiếm đoạt số tài sản trên.

- Hoặc cũng có những trường hợp các đối tượng yêu cầu người vay trả một khoản chi phí để “làm tin” và trả kinh phí thẩm định cho vay và hàng loạt chi phí khác. Khi vay tiền qua hình thức này, ngoài việc phải chấp nhận trả với lãi suất “cắt cổ”, người vay còn phải chấp nhận nhiều rủi ro, thậm chí bị đe dọa, khủng bố tinh thần nếu chậm trả đúng hẹn. Thời gian qua, có không ít trường hợp người vay tiền và người thân bị chủ nợ dồn đến đường cùng khi liên tục nhận được cuộc gọi, tin nhắn khủng bố. Hình ảnh và thông tin cá nhân của người vay cũng bị đối tượng xấu phát tán trên mạng xã hội để tạo áp lực trả nợ.

3. Hoạt động lừa đảo dưới hình thức lợi dụng sự sợ hãi:

3.1. Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để gọi điện đe dọa các cá nhân, thông báo họ đang liên quan đến vụ án, vụ việc vi phạm pháp luật, yêu cầu cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản mà đối tượng cung cấp nhằm mục đích phục vụ điều tra, khi nào kết thúc sẽ trả lại và không được tiết lộ cho người khác để đảm bảo an toàn tính mạng.

3.2. Giả danh cán bộ Công an đang công tác tại Cục Cảnh sát Giao thông hoặc công an một số địa phương trong cả nước, gọi điện cho bị hại thông báo nộp tiền phạt nguội vì đã vi phạm quy định khi tham gia giao thông. Sau khi chúng mô tả các nội dung vi phạm của bị hại mà chúng tự ý đặt ra, đối tượng sẽ yêu cầu bị hại làm theo hướng dẫn như: Cung cấp đường dẫn trên mạng qua Facebook, Zalo…; đăng nhập thông tin số CMND (CCCD), số điện thoại, tài khoản ngân hàng, mã OTP và một số thông tin cần thiết khác do chúng tự đặt ra và yêu cầu; khi bị hại làm theo yêu cầu và hướng dẫn của chúng thì số tiền trong tài khoản của bị hại sẽ tự động chuyển khoản qua tài khoản của đối tượng và bị chúng chiếm đoạt.

Dự báo trong thời gian tới, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ tiếp tục gia tăng.Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đề nghị nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng, nhất là trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin các nhân trên mạng xã hội. Giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trên Internet... cho bất kỳ người lạ nào gọi đến. Không chuyển tiền cho bất cứ ai, bất cứ yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết. Nếu gặp khó khăn về vấn đề tài chính, có nhu cầu vay tiền, người dân nên đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng tin cậy để được tư vấn cụ thể về mức vay, lãi suất, thời hạn trả tiền vay. Khi chủ tài khoản nhận được thông báo có tiền chuyển nhầm cần liên hệ ngân hàng, truy xuất tài khoản chuyển nhầm tiền để ngân hàng chuyển lại số tiền này cho chủ tài khoản để có xác nhận, lưu trữ hoặc báo với cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có.

Công an phường Hải Bình thông báo rộng rãi và khuyến cáo đ nhân dân biết, chủ động phòng ngừa và cung cấp thông tin cho cơ quan Công an. Mọi biểu hiện nghi vấn hoặc phát hiện các vụ việc, đối tượng có liên quan xin thông báo ngay cho Công an phường Hải Bình.
Nguyễn Quý Dương - Trưởng công an phườngHải Bình

THÔNG BÁO Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản và các biện pháp phòng ngừa

Đăng lúc: 12/07/2021 15:11:03 (GMT+7)

Thời gian qua, tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn biến phức tạp cả về số lượng, tính chất và mức độ thiệt hại, với nhiều phương thức, thủ đoạn khác nhau, nhất là sử dụng công nghệ cao để gây án, gây bức xúc trong dư luận, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự và đời sống nhân dân, trong đó có một số thủ đoạn nổi lên gần đây.

I. Lừa đảo theo phương thức truyền thống:

Đối với lừa đảo truyền thống, các đối tượng thường lợi dụng sơ hở trong một số hoạt động kinh doanh, sơ hở trong công tác quản lý Nhà nước đối với một số lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, thực hiện một số thủ đoạn lừa đảo chủ yếu như sau:

1. Lừa đảo trong lĩnh vực Ngân hàng:

- Lấy danh nghĩa cán bộ Ngân hàng để huy động vốn với số lượng lớn sau đó dùng thủ đoạn để chiếm đoạt.

- Giảmạo cán bộ ngân hàng yêu cầu cung cấp mật khẩu, mã PIN hoặc thông tin thẻ để xử lý sự cố liên quan đến các giao dịch ngân hàng của người dân để chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng thủ đoạn làm giả tài liệu, đánh tráo giấy tờ, làm giả con dấu để chiếm đoạt tài sản của người dân và doanh nghiệp.

- Lợi dụng sơ hở trong công tác phát hành thẻ tín dụng của Ngân hàng, đối tượng làm giả hồ sơ của nhiều cá nhân khác nhau để mở nhiều thẻ tín dụng sau đó chiếm đoạt số tiền được phát hành trong thẻ.

2. Lừa đảo trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản:

- Lợi dụng nhu cầu nhà ở và tích lũy tài sản thông qua đầu tư bất động sản của người dân. Các đối tượng dùng thủ đoạn tạo ra các “dự án ma” với bản thiết kế chi tiết, quảng cáo rộng rãi, tiến hành xin các thủ tục cấp phép đầu tư như các dự án thật để người dân tin. Đưa thông tin không đúng về đấu giá quyền sử dụng đất, thu hút người dân nộp tiền đầu tư, sau đó chiếm đoạt tài sản của khách hàng.

- Các đối tượng tạo ra các đợt sốt bất động sản ảo, thu hút người đầu tư, sau đó sử dụng các thủ đoạn chiếm đoạt tài sản như: Lừa đảo chiếm dụng tiền đặt cọc; một lô đất bán cho nhiều người; làm giả, đánh tráo số đỏ; giả danh ngân hàng thanh lý nhà đất để chiếm đoạt tài sản.

3. Lừa đảo dưới hình thức chạy dự án, chạy việc làm, xuất khẩu lao động, đi học, hưởng chế độ chính sách:

- Giới thiệu bản thân có quan hệ họ hàng, quan hệ rộng, thân thiết với người có chức vụ quyền hạn ở các cơ quan Nhà nước, tổ chức, có khả năng xin dự án, làm hồ sơ hưởng chế độ, chính sách nhận tiền rồi chiếm đoạt.

- Quảng bá việc xuất khẩu lao động sai sự thật, dùng thủ đoạn tổ chức đi du lịch hoặc sử dụng Visa đưa người lao động ra nước ngoài để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thu phí để đưa lao động đi xuất khẩu sau đó chiếm đoạt tiền và bỏ trốn.

- Giới thiệu có thể xin được việc làm, đi học ở các trường Đại học, Cao đẳng hoặc thi tuyển công chức, viên chức để nhận tiền rồi chiếm đoạt.

4. Lừa đảo dưới hình thức chơi hụi, họ, phường, huy động vốn lãi suất cao:

Kêu gọi người dân đóng tiền chơi hụi, họ, phường để lấy lãi; huy động vốn đầu tư, kinh doanh, xây dựng…hứa trả với lãi suất cao sau đó chiếm đoạt.

5. Lừa đảo thuê, mượn phương tiện cầm cố tài sản:

- Thuê xe ô tô tự lái, sau đó làm giả hợp đồng ủy quyền sử dụng xe rồi mang xe đó đi lừa bán cho người khác chiếm đoạt tiền và bỏ trốn.

- Thuê, mượn tài sản như: Sổ đỏ, nhà ở, xe ô tô, xe máy, điện thoại sau đó làm giả giấy tờ mang đi cầm đồ hoặc bán lấy tiền.

- Cầm cố phương tiện (Ô tô, xe máy) làm hợp đồng mua bán rồi thuê lại phương tiện sau đó làm giả giấy tờ để bán.

6. Thủ đoạn lừa đảo thông qua mua bán, chuyển nhượng sinh vật cảnh(chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh...):

Gần đây nổi lên tình trạng mua, bán, chuyển nhượng cây lan đột biến với nhiều giao dịch diễn ra công khai, với số tiền nhiều tỷ đồng được quảng bá rộng rãi trên các trang mạng xã hội, gây sự chú ý của dư luận, truyền thông và thu hút rất nhiều người lao vào vòng xoáy trồng, đầu tư, mua bán lan đột biến. Tuy nhiên, việc mua bán, chuyển nhượng lan đột biến tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, nhất là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với thủ đoạn tinh vi như: Tách lan đột biến thật gắn vào gốc lan thường bằng keo để chiếm đoạt tiền của người mua; dùng cây lan thường lừa người đầu tư mua với giá của cây lan đột biến; quảng cáo có vườn lan đột biến, nhận tiền của người mua rồi chiếm đoạt tài sản...Không những vậy, các hoạt động mua bán, giao dịch lan đột biến diễn ra tự phát, không có sự kiểm soát từ cơ quan chức năng, có nguy cơ biến tướng thành hoạt động đa cấp hoặc rửa tiền. Do không có đảm bảo, chứng nhận hợp pháp về chất lượng lan đột biến nên dễ phát sinh lừa đảo, tranh chấp sau giao dịch.

7. Lừa đảo dưới hình thức giả danh người có chức vụ, quyền hạn, có khả năng giải quyết những vướng mắc trong đời sống như viết báo, khiếu kiện, chạy án…

Đối tượng đưa ra thông tin, tài liệu thể hiện bản thân là người có chức vụ, quyền hạn như Nhà báo, Công an, Viện kiểm sát, Tòa án… có khả năng giải quyết những nguyện vọng, khúc mắc của người dân sau đó nhận tiền và chiếm đoạt.

8. Lợi dụng dịch Covid - 19 để lừa đảo:

Các đối tượng lợi dụng tâm lý lo lắng của người dân trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chúng giả dạng nhân viên y tế, mặc trang phục kín, khó nhận dạng đến tận nhà, mời gọi người dân phun thuốc phòng dịch để thu tiền; hoặc thông báo cách ly qua điện thoại, sau đó yêu cầu cung cấp thông tin để đánh cắp thông tin cá nhân; giả dạng nhân viên y tế thông báo tiêm ngừa dịch vụ để chiếm đoạt tiền đặt cọc; vận động trái phép với lý do quyên góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản; …

II. Lừa đảo trên không gian mạng

Đối tượng lợi dụng các giao dịch, kết nối internet, mạng xã hội, mạng viễn thông để liên lạc với bị hại, sau đó lợi dụng lòng tin, lòng tham hoặc sự sợ hãi của bị hại để thực hiện hành vi lừa đảo. Đối với hình thức này nổi lên một số thủ đoạn chủ yếu như sau:

1. Hoạt động lừa đảo dưới hình thức lợi dụng lòng tin:

1.1. Chiếm quyền sử dụng Facebook, Zalo, giả danh chủ tài khoản, nhắn tin cho bị hại để vay tiền, chuyển tiền cho con, em, người thân đang công tác, học tập, lao động ở nước ngoài hoặc nhờ chuyển tiền giúp vì lý do vướng mắc chưa thể trực tiếp chuyển khoản được.

1.2. Giả danh cán bộ Ngân hàng gọi điện thông báo có người chuyển tiền vào tài khoản nhưng do bị lỗi, yêu cầu khách hàng cung cấp mã số thẻ và mã OPT. Sử dụng thông tin do bị hại cung cấp để kiểm tra sau đó rút tiền và chiếm đoạt.

1.3. Lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, khan hiếm hàng hóa các đối tượng đăng tin rao bán các mặt hàng trên Facebook như: Khẩu trang, dầu tràm, lương thực, thực phẩm…khi khách đặt mua hàng với số lượng lớn, đối tượng yêu cầu cung cấp địa chỉ nhận hàng, chuyển tiền đặt cọc vào số tài khoản được cung cấp để chiếm đoạt.

1.4. Lập các Website tương tự như các tập đoàn bán hàng lớn để nhận tiền chuyển hàng qua các đơn vị vận chuyển nhưng khi giao hàng yêu cầu khách hàng không được kiểm tra hàng, khi giao tiền nhận hàng về kiểm tra người mua hàng mới phát hiện hàng giả hoặc bọc không có hàng.

1.5. Giả danh đơn vị bán hàng nước ngoài, gửi mail chào hàng, đồng thời giả danh đơn vị ký hợp đồng mua bán, cung cấp dịch vụ và thay đổi số tài khoản ngân hàng yêu cầu người mua hàng chuyển tiền vào tài khoản sau đó chiếm đoạt.

1.6. Chiếm đoạt quyền truy cập trang cá nhân mạng xã hội Facebook, Zalo giả mạo là người thân và gửi các đường link Website tương tự Ngân hàng yêu cầu người dùng đăng nhập thông tin cá nhân, tên đăng nhập, số mật khẩu, điện thoại sau đó chiếm quyền đăng nhập và chuyển tiền có trong tài khoản của khách hàng.

1.7. Các đối tượng giả vờ chuyển nhầm tiền vào tài khoản của bị hại, kèm theo tin nhắn “tiền cho vay” hoặc “Anh (chị) A/B mượn, sau đó điện thoại cho bị hại yêu cầu chuyển trả lại vào một tài khoản khác không phải là tài khoản ban đầu đối tượng chuyển tiền. Khi bị hại tin thật, nhóm này gửi đường link để họ đăng nhập vào trang web giả mạo tài khoản ngân hàng để chiếm đoạt thông tin, chiếm đoạt tiền trong tài khoản thật của khách hàng. Một thời gian sau "chủ tài khoản" chuyển nhầm sẽ xuất hiện đòi lại tiền và tính lãi như bị hại đang nợ tiền của đối tượng mà chưa chuyển trả.

2. Hoạt động lừa đảo dưới hình thức lợi dụng lòng tham:

2.1. Giả danh người nước ngoài kết bạn làm quen và nhắn tin cho bị hại hứa sẽ chuyển quà hoặc USD, EURO về Việt Nam. Sau đó giả danh nhân viên sân bay, bưu điện, hải quan thông báo và yêu cầu người nhận chuyển tiền đóng cước, thuế hoặc chi phí thông quan mới được nhận quà để chiếm đoạt.

2.2. Sử dụng tài khoản Facebook, Zalo có giao diện giống các công ty, tập đoàn kinh doanh, nhắn tin đến các tài khoản cá nhân thông báo trúng thưởng và yêu cầu bị hại nộp tiền lệ phí để nhận giải thưởng rồi chiếm đoạt.

2.3. Dùng sim điện thoại khuyến mãi giả danh nhân viên, lãnh đạo Công ty xổ số kiến thiết gọi điện làm quen, giới thiệu có khả năng biết trước kết quả xổ số rồi đề nghị hợp tác đánh số lô, số đề; Tiếp đó đối tượng cho số để các bị hại tham gia chơi, khi người bị hại (người trúng số) tin tưởng, các đối tượng đề nghị hùn vốn để các đối tượng mua số và yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản của bọn chúng (tài khoản mượn, mua lại của người dân) rồi chiếm đoạt bằng cách rút tiền tại các cây ATM trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố”.

2.4. Kêu gọi huy động vốn dưới dạng đa cấp, đầu tư theo chỉ số, chứng khoán quốc tế không có văn phòng đại diện tại Việt Nam, tự điều chỉnh kết quả đầu tư, lấy lý do trục trặc kỹ thuật không chuyển tiền điện tử được và yêu cầu nhận tiền mặt rồi bỏ trốn; hoặc tạo trục trặc kỹ thuật để nhà đầu tư không thể chuyển tiền điện tử của mình thành tiền mặt được.

2.5. Lừa đảo thông qua mạng Internet huy động vốn dưới hình thức đa cấp và hình thức đồng tiền ảo bitcoin: các đối tượng lập ra các trang web giả danh các trang web của các công ty, tập đoàn uy tín của nước ngoài và đưa ra các thông tin gian dối như các chương trình, gói đầu tư hấp dẫn được hưởng lãi suất, lợi nhuận cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và tặng các lợi ích vật chất khác để kêu gọi đầu tư theo mô hình đa cấp, có hưởng hoa hồng khi giới thiệu, hưởng lợi trên số tiền đầu tư dựa trên chính sách khuyến mãi, chiết khấu…Người đầu tư đóng tiền vào hệ thống bằng tiền hoặc chuyển khoản để quy đổi thành tiền “ảo” trong từng hệ thống. Khi người tham gia đạt một số lượng nhất định, chúng sẽ cho “sập sàn” hoặc cho máy chạy tự động giao dịch để chiếm đoạt số tiền nộp vào hệ thống của người chơi.

2.6. Tổ chức cho vay qua các ứng dụng (app) vay tiền trực tuyến, cho vay ngang hàng với nhiều loại phí phát sinh nhằm “lách” quy định về lãi suất cho vay.

Nếu có nhu cầu vay tiền, người vay chỉ cần nhắn tin theo cú pháp hoặc tải ứng dụng vay online trên mạng về điện thoại, máy tính cá nhân và thực hiện các bước theo các hướng dẫn. Trong thời gian ngắn, hồ sơ vay tiền được hoàn tất, người vay sẽ được nhận số tiền từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.

- Điểm chung của các app là chỉ cho vay với thời hạn 5-7 ngày, lãi suất được giới thiệu rất thấp, có app lãi suất chỉ 0% nhưng số tiền đến tay bị hại chưa đến 2/3 do bị trừ phí tư vấn, làm hồ sơ, thủ tục với mức “cắt cổ”. Tổng cộng lãi suất có thể lên tới trên hàng trăm, thậm chí hàng nghìn %/năm. Mỗi app chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, sau đó các đối tượng lại tự chuyển đổi sang một app có tên mới.

- Khi vay tiền người dân cung cấp thông tin cá nhân đồng thời gửi số tài khoản nhận tiền cho đối tượng. Sau đó đối tượng thông báo đã giải ngân số tiền vay cho bị hại, nhưng thực chất là gửi tiền vào số tài khoản khác. Sau đó, đe doạ, khủng bố tinh thần bị hại, cho rằng bị hại đã lừa đảo chiếm đoạt số tài sản trên.

- Hoặc cũng có những trường hợp các đối tượng yêu cầu người vay trả một khoản chi phí để “làm tin” và trả kinh phí thẩm định cho vay và hàng loạt chi phí khác. Khi vay tiền qua hình thức này, ngoài việc phải chấp nhận trả với lãi suất “cắt cổ”, người vay còn phải chấp nhận nhiều rủi ro, thậm chí bị đe dọa, khủng bố tinh thần nếu chậm trả đúng hẹn. Thời gian qua, có không ít trường hợp người vay tiền và người thân bị chủ nợ dồn đến đường cùng khi liên tục nhận được cuộc gọi, tin nhắn khủng bố. Hình ảnh và thông tin cá nhân của người vay cũng bị đối tượng xấu phát tán trên mạng xã hội để tạo áp lực trả nợ.

3. Hoạt động lừa đảo dưới hình thức lợi dụng sự sợ hãi:

3.1. Giả danh cán bộ Công an, Viện kiểm sát, Tòa án để gọi điện đe dọa các cá nhân, thông báo họ đang liên quan đến vụ án, vụ việc vi phạm pháp luật, yêu cầu cung cấp số tài khoản hoặc chuyển tiền vào tài khoản mà đối tượng cung cấp nhằm mục đích phục vụ điều tra, khi nào kết thúc sẽ trả lại và không được tiết lộ cho người khác để đảm bảo an toàn tính mạng.

3.2. Giả danh cán bộ Công an đang công tác tại Cục Cảnh sát Giao thông hoặc công an một số địa phương trong cả nước, gọi điện cho bị hại thông báo nộp tiền phạt nguội vì đã vi phạm quy định khi tham gia giao thông. Sau khi chúng mô tả các nội dung vi phạm của bị hại mà chúng tự ý đặt ra, đối tượng sẽ yêu cầu bị hại làm theo hướng dẫn như: Cung cấp đường dẫn trên mạng qua Facebook, Zalo…; đăng nhập thông tin số CMND (CCCD), số điện thoại, tài khoản ngân hàng, mã OTP và một số thông tin cần thiết khác do chúng tự đặt ra và yêu cầu; khi bị hại làm theo yêu cầu và hướng dẫn của chúng thì số tiền trong tài khoản của bị hại sẽ tự động chuyển khoản qua tài khoản của đối tượng và bị chúng chiếm đoạt.

Dự báo trong thời gian tới, tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản sẽ tiếp tục gia tăng.Để chủ động phòng tránh các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đề nghị nhân dân nâng cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đặc biệt khi sử dụng các dịch vụ trên không gian mạng, nhất là trong việc cung cấp, trao đổi, chia sẻ thông tin các nhân trên mạng xã hội. Giữ bí mật thông tin cá nhân, không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, thông tin về tài khoản ngân hàng, tài khoản các dịch vụ trên Internet... cho bất kỳ người lạ nào gọi đến. Không chuyển tiền cho bất cứ ai, bất cứ yêu cầu nào khi không có căn cứ cụ thể, rõ ràng bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Trong mọi trường hợp, không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân như: Căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu hoặc thẻ ngân hàng, không bán, cho mượn, cho thuê tài khoản ngân hàng, không nhận chuyển khoản ngân hàng hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết. Nếu gặp khó khăn về vấn đề tài chính, có nhu cầu vay tiền, người dân nên đến các ngân hàng, tổ chức tín dụng tin cậy để được tư vấn cụ thể về mức vay, lãi suất, thời hạn trả tiền vay. Khi chủ tài khoản nhận được thông báo có tiền chuyển nhầm cần liên hệ ngân hàng, truy xuất tài khoản chuyển nhầm tiền để ngân hàng chuyển lại số tiền này cho chủ tài khoản để có xác nhận, lưu trữ hoặc báo với cơ quan công an nơi gần nhất để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh những rủi ro không đáng có.

Công an phường Hải Bình thông báo rộng rãi và khuyến cáo đ nhân dân biết, chủ động phòng ngừa và cung cấp thông tin cho cơ quan Công an. Mọi biểu hiện nghi vấn hoặc phát hiện các vụ việc, đối tượng có liên quan xin thông báo ngay cho Công an phường Hải Bình.
Nguyễn Quý Dương - Trưởng công an phườngHải Bình

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC