Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105535

Lịch sử hình thành phường Hải Bình

Ngày 23/12/2020 15:22:15

Lịch sử hình thành phường Hải Bình

Với điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi nên vùng đất này được con người khai phá từ rất sớm lập nên các xóm làng trù phú, trên bến dưới thuyền. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có đủ cơ sở để khẳng định dân cư đầu tiên có mặt tại mảnh đất này có tự bao giờ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, vùng đất này đã nhiều lần thay đổi về địa danh, chai tách, sát nhập về địa giới hành chính.

Theo thư tịch cổ cho biết: Các làng, phường Hải Bình thời thuộc Hán thuộc huyện Cư Phong; thời Tuỳ - Đường thuộc phần đất huyện An Thuận; từ thời Lỳ - Trần – hồ thuộc huyện Cổ Chiến. Thời thuộc Minh thuộc huyện Cổ Bình. Thời Lê, kể từ năm Quang Thuận thứ 10 (1469) triều Vua Lê Thánh Tông đến khoảng giữa thế kỷ XIX, các làng phường Hải Bình thuộc huyện Ngọc Sơn, do phỉ Tĩnh Ninh, sau là Phủ Tĩnh Giang kiêm lý, sau đổi thành phủ Tĩnh Gia. Theo nhiều tài liệu cho thấy phường Hải Bình lúc bấy giờ thuộc địa bàn hai xã Du Độ, Như Áng và một phần xã An Hoà, thuộc tổng Tuần La, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã bỏ cấp phủ và địa danh Ngọc Sơn, đổi tên thành Huyện Tĩnh Gia.

Tháng 4 năm 1946, thành lập xã Trấn Hải gồm 4 thôn: Du Độ, Như Áng, Bộ Đầu, Khả La. Thực hiện chủ trương của tỉnh Thanh Hoá, tại Tĩnh Gia, năm 1947, công tác hoàn thiện bộ máy chính quyền thành lập Uỷ ban kháng chiến hành chính sáp nhập 54 xã nhỏ thành 17 xã lớn được đẩy mạnh. Vì vậy, vào tháng 7 năm 1947 đã hợp nhất xã Trấn Hải với xã Tĩnh Hải thành xã Hải Bình (gồm 7 thôn: Du Độ, Như Áng, Bộ Đầu, Khả La, Trung Dịch, Cao Lư, Vinh Quang). Tháng 7 năm 1954, Hải Bình chia tách thành hai xã: xã Hải Bình và xã Tĩnh Hải.

Ngày 01/6/2020, Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua quyết định về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).Thị xã Nghi Sơn được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 455,61km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 307.304 người của huyện Tĩnh Gia. Thị xã Nghi Sơn có 31 đơn vị hành chính trực thuộc 16 phường, gồm: Hải Châu, Hải Bình, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Bình Minh, Hải Thanh, Hải Thượng, Xuân Lâm, Trúc Lâm, Hải Hòa, Hải Ninh, Nguyên Bình, Tĩnh Hải, Mai Lâm và 15 xã ngoại thị. Theo đó xã Hải Bình đổi tên thành phường Hải Bình

Đến nay phường Hải Bình gồm 08 tổ dân phố:

1. Tổ dân phố Liên Đình

2. Tổ dân phố Liên Hưng

3. Tổ dân phố Liên Thịnh

4. Tổ dân phố Nam Hải

5. Tổ dân phố Tiền Phong

6. Tổ dân phố Tân Hải

7. Tổ dân phố Đoan Hùng

8. Tổ dân phố Tân Vinh

Như vậy nhờ thiên nhiêm ưu đãi và con người nơi đây luôn nỗ lực từng ngày để cải tạo, bồi đắp, dựng xây, trải qua nhiều thế kỳ, điều kiện tự nhiên – xã hội phường Hải Bình từng bước biến đổi tích cực, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hoá, đặc biệt là khai thác đánh bắt, nuôi trông thuỷ, hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch và thương mại. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Diện mạo quê hương Hải Bình có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt và đang được quan tâm đầu tư xây dựng để sớm trở thành Đô thị loại IV.

Lịch sử hình thành phường Hải Bình

Đăng lúc: 23/12/2020 15:22:15 (GMT+7)

Lịch sử hình thành phường Hải Bình

Với điều kiện thiên nhiên khá thuận lợi nên vùng đất này được con người khai phá từ rất sớm lập nên các xóm làng trù phú, trên bến dưới thuyền. Tuy nhiên, cho đến nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa có đủ cơ sở để khẳng định dân cư đầu tiên có mặt tại mảnh đất này có tự bao giờ.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, vùng đất này đã nhiều lần thay đổi về địa danh, chai tách, sát nhập về địa giới hành chính.

Theo thư tịch cổ cho biết: Các làng, phường Hải Bình thời thuộc Hán thuộc huyện Cư Phong; thời Tuỳ - Đường thuộc phần đất huyện An Thuận; từ thời Lỳ - Trần – hồ thuộc huyện Cổ Chiến. Thời thuộc Minh thuộc huyện Cổ Bình. Thời Lê, kể từ năm Quang Thuận thứ 10 (1469) triều Vua Lê Thánh Tông đến khoảng giữa thế kỷ XIX, các làng phường Hải Bình thuộc huyện Ngọc Sơn, do phỉ Tĩnh Ninh, sau là Phủ Tĩnh Giang kiêm lý, sau đổi thành phủ Tĩnh Gia. Theo nhiều tài liệu cho thấy phường Hải Bình lúc bấy giờ thuộc địa bàn hai xã Du Độ, Như Áng và một phần xã An Hoà, thuộc tổng Tuần La, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia

Sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã bỏ cấp phủ và địa danh Ngọc Sơn, đổi tên thành Huyện Tĩnh Gia.

Tháng 4 năm 1946, thành lập xã Trấn Hải gồm 4 thôn: Du Độ, Như Áng, Bộ Đầu, Khả La. Thực hiện chủ trương của tỉnh Thanh Hoá, tại Tĩnh Gia, năm 1947, công tác hoàn thiện bộ máy chính quyền thành lập Uỷ ban kháng chiến hành chính sáp nhập 54 xã nhỏ thành 17 xã lớn được đẩy mạnh. Vì vậy, vào tháng 7 năm 1947 đã hợp nhất xã Trấn Hải với xã Tĩnh Hải thành xã Hải Bình (gồm 7 thôn: Du Độ, Như Áng, Bộ Đầu, Khả La, Trung Dịch, Cao Lư, Vinh Quang). Tháng 7 năm 1954, Hải Bình chia tách thành hai xã: xã Hải Bình và xã Tĩnh Hải.

Ngày 01/6/2020, Nghị quyết số 933/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua quyết định về việc thành lập thị xã Nghi Sơn và các phường thuộc thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa).Thị xã Nghi Sơn được thành lập trên cơ sở nguyên trạng 455,61km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số 307.304 người của huyện Tĩnh Gia. Thị xã Nghi Sơn có 31 đơn vị hành chính trực thuộc 16 phường, gồm: Hải Châu, Hải Bình, Hải An, Tân Dân, Hải Lĩnh, Ninh Hải, Bình Minh, Hải Thanh, Hải Thượng, Xuân Lâm, Trúc Lâm, Hải Hòa, Hải Ninh, Nguyên Bình, Tĩnh Hải, Mai Lâm và 15 xã ngoại thị. Theo đó xã Hải Bình đổi tên thành phường Hải Bình

Đến nay phường Hải Bình gồm 08 tổ dân phố:

1. Tổ dân phố Liên Đình

2. Tổ dân phố Liên Hưng

3. Tổ dân phố Liên Thịnh

4. Tổ dân phố Nam Hải

5. Tổ dân phố Tiền Phong

6. Tổ dân phố Tân Hải

7. Tổ dân phố Đoan Hùng

8. Tổ dân phố Tân Vinh

Như vậy nhờ thiên nhiêm ưu đãi và con người nơi đây luôn nỗ lực từng ngày để cải tạo, bồi đắp, dựng xây, trải qua nhiều thế kỳ, điều kiện tự nhiên – xã hội phường Hải Bình từng bước biến đổi tích cực, hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế hàng hoá, đặc biệt là khai thác đánh bắt, nuôi trông thuỷ, hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá, du lịch và thương mại. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao. Diện mạo quê hương Hải Bình có nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt và đang được quan tâm đầu tư xây dựng để sớm trở thành Đô thị loại IV.

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC