Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
105535

Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa được ban hành ngày 17/9/2018 và có hiệu lực ngày 5/11/2018.

Ngày 25/03/2020 15:40:32

Nghị định 122/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu: Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa được ban hành ngày 17/9/2018 và có hiệu lực ngày 5/11/2018.

Nghị định 122/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định vềxét tặng danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phốvăn hóa”được ban hành ngày 17/9/2018 và có hiệu lực ngày 5/11/2018.

Sự ra đời của Nghị định 122/2018/NĐ-CPlà bước cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương 9 khóa XII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nội dung Nghị định có nhiều điểm mới so với Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.

Sau khi Nghị định được ban hành, các địa phương đã tiến hành tổ chức tập huấn triển khai thực hiện từ tỉnh, huyện, thành, thị xuống các phường xã, khối, xóm, thôn, bản. Tuy nhiên, qua 1 năm triển khai thực hiện Nghị định ở các địa phương đã nảy sinh nhiều điểm bất cập khi bình xét các danh hiệu văn hóa, chúng tôi xin được nêu ra một số điểm bất cập như sau: Trước hết, trong khi xu hướng hiện nay là tối giản thủ tục hành chính thì theo Nghị Định 122/2018/NĐ-CP, hệ thống bảng biểu quá nhiều, có đến 14 loại biểu mẫu cho việc thực hiện 2 danh hiệu: gia đình văn hóa và khu dân cư văn hóa. Cụ thể: Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 01); Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 02); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 03); Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 04); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Khu dân cư văn hóa ( Mẫu số 05); Thang điểm áp dụng bình xét Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 06); Biên bản họp bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 07); Biên bản họp xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa (Mẫu số 08); Biên bản họp bình xét danh hiệu Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 09); Biên bản họp xét tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 10); Quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 11); Quyết định công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa (mẫu số 12); Giấy khen Gia đình văn hóa (Mẫu số 13); Giấy khen Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 14).

Đáng chú ý, trong hệ thống biểu mẫu, văn bản trên, các đơn vị khối xóm phải thực hiện 7 loại biểu mẫu. Riêng các mẫu: Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 01); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 03); Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 04), yêu cầu mỗi gia đình (có nguyện vọng đăng ký tham gia thi đua xây dựng gia đình văn hóa) thì phải có 3 mẫu văn bản trên. Chúng tôi tự làm một phép tính: nếu trong một xã, phường tổng số có 3.500 hộ gia đình, trong đó có 3.000 gia đình đăng ký tham gia thi đua xây dựng gia đình văn hóa thì phải có đến 9.000 mẫu phiếu, với giá in sao văn bản 500 đ/biểu mẫu thì số tiền sẽ là 2.700.000/xã/lần bình xét, chưa kể các loại văn bản còn lại. Theo thống kê đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, cả nước có 26,9 triệu hộ gia đình. Nếu khoảng 20 triệu hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa thì số tiền sao in bảng biểu sẽ là rất lớn. Nói như vậy để thấy rằng rất lãng phí. Đó là chưa kể đến việc lưu hồ sơ gia đình văn hóa hằng năm với khối lượng bảng biểu lớn như vậy sẽ cũng rất phiền toái.

Xã Nghi Phú (TP. Vinh) kỷ niệm 20 năm đơn vị văn hóa. Ảnh An Thư

Thứ hai, là thang điểm bình xét gia đình văn hóa thiếu chặt chẽ, thiếu thuyết phục, dẫn đến chất lượng gia đình văn hóa không cao. Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa nêu trong Nghị định được quy định 3 nhóm tiêu chuẩn với 24 tiêu chí (mẫu số 04), trong đó tiêu chuẩn 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú (40 điểm); Tiêu chuẩn 2: Gia đình hòathuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng (30 điểm); Tiêu chuẩn 3: Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả (30 điểm). Ở mỗi tiêu chí, việc quy định điểm không rõ ràng, đơn cử: tiêu chí c thuộc tiêu chuẩn 2 có hai ý: Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới, điểm tối đa là 5 điểm, vậy khi bình xét nên cho điểm thế nào cho phù hợp? Nếu hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên, có nghĩa là không thực hiện tốt chính sách dân số vậy sẽ trừ mấy điểm? Điều này sẽ dẫn tới việc cho điểm ở các địa phương sẽ mang tính cảm tính.

Mục 3, Điều 5 Nghị định 122/2018/NĐ-CP quy địnhthang điểm, cách chấm điểm đối với danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa, trong đó: Hộ gia đình không thuộc Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương; hộ gia đình không thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ thì đạt từ 85 điểm trở lên mới được công nhận là gia đình văn hóa. Lấy dẫn chứng ở khu vực thành phố Vinh, ví dụ một gia đình thực hiện tốt tất cả các tiêu chí, ngọai trừ việc sinh con thứ 3, khi chấm điểm, số điểm bị trừ điểm tối đa là 5 điểm ở mục không Thực hiện tốt chính sách dân số. Với thang điểm 100 thì gia đình vẫn đạt 95 điểm. Nếu địa phương nào thực hiện việc chấm điểm chặt chẽ hơn thì gia đình này lại tiếp tục bị trừ điểm ở mục tiêu chí a và b, tiêu chuẩn 1 (mẫu số 04), nhưng cũng chỉ trừ tối đa 10 điểm. Như vậy tổng điểm của gia đình vẫn đạt 85 điểm, vẫn đủ điều kiện công nhận gia đình văn hóa. Ngoài ra có thể lấy ví dụ khác về vệ sinh môi trường, điểm chuẩn cho hộ gia đình Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định (3 điểm). Giả sử có hộ gia đình Nguyễn Văn A, ăn ở thiếu vệ sinh, trong khi các tiêu chuẩn khác đạt thì gia đình cũng chỉ bị trừ tối đa 3 điểm, như vậy họ vẫn trong diện xét và có thể được công nhận gia đình văn hóa theo nghị định 122/2018/NĐ-CP. Bởi vì theo Nghị định nếu đạt điểm theo quy định thì những trường hợp này vẫn được công nhận Gia đình văn hóa. Chính điểm này làm cho danh hiệu gia đình văn hóa thiếu thuyết phục, làm giảm chất lượng.

Nghị định 122/2018/CP-CP tại Chương 1 điều 5 mục 2 quy định: tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Nghị định này không dưới 50% số điểm tối đa, và tổng điểm được công nhận gia đình văn hóa là 85 điểm (hộ gia đình thuộc các khu vực còn lại, ngoại trừ các quận, huyện của thành phố trực thuộc trung ương và xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn). Quy định tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Nghị định này không dưới 50% số điểm tối đa là thừa vì quy định tổng điểm được công nhận gia đình văn hóa là 85 điểm đã bao hàm cả ý trên.

Cuối cùng, do Nghị Định 122/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực gần 1 năm nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ban hành thông tư, hướng dẫn thực hiện Nghị định 122/2018/NĐ-CP vềxét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phốvăn hóa”. Đó là một khó khăn đối với cơ sở khi thực hiện bình xét các danh hiệu văn hóa như chúng tôi đã viện dẫn ở trên.

Các danh hiệu văn hóa: Gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa… lâu nay người dân vốn đã không mấy quan tâm, một phần vì các danh hiệu không gắn với quyền lợi nào, một phần vì danh hiệu mang tính hình thức, không thuyết phục. Vậy nên, muốn nâng cao chất lượng của các danh hiệu văn hóa thì thiết nghĩ cần phải đảm bảo sự nghiêm túc, khoa học từ khâu xây dựng tiêu chí, thang điểm đến việc bình xét, tôn vinh các danh hiệu. Có như thế, các danh hiệu mới có giá trị và sẽ được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Cuối cùng, do Nghị Định 122/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực gần 1 năm nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ban hành thông tư, hướng dẫn thực hiện Nghị định 122/2018/NĐ-CP vềxét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phốvăn hóa”. Đó là một khó khăn đối với cơ sở khi thực hiện bình xét các danh hiệu văn hóa như chúng tôi đã viện dẫn ở trên.

Các danh hiệu văn hóa: Gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa… lâu nay người dân vốn đã không mấy quan tâm, một phần vì các danh hiệu không gắn với quyền lợi nào, một phần vì danh hiệu mang tính hình thức, không thuyết phục. Vậy nên, muốn nâng cao chất lượng của các danh hiệu văn hóa thì thiết nghĩ cần phải đảm bảo sự nghiêm túc, khoa học từ khâu xây dựng tiêu chí, thang điểm đến việc bình xét, tôn vinh các danh hiệu. Có như thế, các danh hiệu mới có giá trị và sẽ được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa được ban hành ngày 17/9/2018 và có hiệu lực ngày 5/11/2018.

Đăng lúc: 25/03/2020 15:40:32 (GMT+7)

Nghị định 122/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu: Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Làng văn hóa, Ấp văn hóa, Bản văn hóa, Tổ dân phố văn hóa được ban hành ngày 17/9/2018 và có hiệu lực ngày 5/11/2018.

Nghị định 122/2018/NĐ-CPcủa Chính phủ quy định vềxét tặng danh hiệu: “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phốvăn hóa”được ban hành ngày 17/9/2018 và có hiệu lực ngày 5/11/2018.

Sự ra đời của Nghị định 122/2018/NĐ-CPlà bước cụ thể hóa các nghị quyết của Trung ương 9 khóa XII về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nội dung Nghị định có nhiều điểm mới so với Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL ngày 10/10/2011 quy định chi tiết về tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, hồ sơ công nhận Danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” và tương đương.

Sau khi Nghị định được ban hành, các địa phương đã tiến hành tổ chức tập huấn triển khai thực hiện từ tỉnh, huyện, thành, thị xuống các phường xã, khối, xóm, thôn, bản. Tuy nhiên, qua 1 năm triển khai thực hiện Nghị định ở các địa phương đã nảy sinh nhiều điểm bất cập khi bình xét các danh hiệu văn hóa, chúng tôi xin được nêu ra một số điểm bất cập như sau: Trước hết, trong khi xu hướng hiện nay là tối giản thủ tục hành chính thì theo Nghị Định 122/2018/NĐ-CP, hệ thống bảng biểu quá nhiều, có đến 14 loại biểu mẫu cho việc thực hiện 2 danh hiệu: gia đình văn hóa và khu dân cư văn hóa. Cụ thể: Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 01); Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 02); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 03); Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 04); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Khu dân cư văn hóa ( Mẫu số 05); Thang điểm áp dụng bình xét Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 06); Biên bản họp bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 07); Biên bản họp xét tặng Giấy khen Gia đình văn hóa (Mẫu số 08); Biên bản họp bình xét danh hiệu Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 09); Biên bản họp xét tặng Giấy khen Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 10); Quyết định công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 11); Quyết định công nhận danh hiệu Khu dân cư văn hóa (mẫu số 12); Giấy khen Gia đình văn hóa (Mẫu số 13); Giấy khen Khu dân cư văn hóa (Mẫu số 14).

Đáng chú ý, trong hệ thống biểu mẫu, văn bản trên, các đơn vị khối xóm phải thực hiện 7 loại biểu mẫu. Riêng các mẫu: Bản đăng ký tham gia thi đua xây dựng danh hiệu Gia đình văn hóa (Mẫu số 01); Bảng tự đánh giá thực hiện tiêu chí bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 03); Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa (Mẫu số 04), yêu cầu mỗi gia đình (có nguyện vọng đăng ký tham gia thi đua xây dựng gia đình văn hóa) thì phải có 3 mẫu văn bản trên. Chúng tôi tự làm một phép tính: nếu trong một xã, phường tổng số có 3.500 hộ gia đình, trong đó có 3.000 gia đình đăng ký tham gia thi đua xây dựng gia đình văn hóa thì phải có đến 9.000 mẫu phiếu, với giá in sao văn bản 500 đ/biểu mẫu thì số tiền sẽ là 2.700.000/xã/lần bình xét, chưa kể các loại văn bản còn lại. Theo thống kê đến ngày 01 tháng 4 năm 2019, cả nước có 26,9 triệu hộ gia đình. Nếu khoảng 20 triệu hộ gia đình đăng ký gia đình văn hóa thì số tiền sao in bảng biểu sẽ là rất lớn. Nói như vậy để thấy rằng rất lãng phí. Đó là chưa kể đến việc lưu hồ sơ gia đình văn hóa hằng năm với khối lượng bảng biểu lớn như vậy sẽ cũng rất phiền toái.

Xã Nghi Phú (TP. Vinh) kỷ niệm 20 năm đơn vị văn hóa. Ảnh An Thư

Thứ hai, là thang điểm bình xét gia đình văn hóa thiếu chặt chẽ, thiếu thuyết phục, dẫn đến chất lượng gia đình văn hóa không cao. Thang điểm áp dụng bình xét Gia đình văn hóa nêu trong Nghị định được quy định 3 nhóm tiêu chuẩn với 24 tiêu chí (mẫu số 04), trong đó tiêu chuẩn 1: Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú (40 điểm); Tiêu chuẩn 2: Gia đình hòathuận, hạnh phúc, tiến bộ; tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng (30 điểm); Tiêu chuẩn 3: Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả (30 điểm). Ở mỗi tiêu chí, việc quy định điểm không rõ ràng, đơn cử: tiêu chí c thuộc tiêu chuẩn 2 có hai ý: Thực hiện tốt chính sách dân số; thực hiện bình đẳng giới, điểm tối đa là 5 điểm, vậy khi bình xét nên cho điểm thế nào cho phù hợp? Nếu hộ gia đình sinh con thứ 3 trở lên, có nghĩa là không thực hiện tốt chính sách dân số vậy sẽ trừ mấy điểm? Điều này sẽ dẫn tới việc cho điểm ở các địa phương sẽ mang tính cảm tính.

Mục 3, Điều 5 Nghị định 122/2018/NĐ-CP quy địnhthang điểm, cách chấm điểm đối với danh hiệu Gia đình văn hóa và Khu dân cư văn hóa, trong đó: Hộ gia đình không thuộc Hộ gia đình thuộc quận, huyện tại thành phố trực thuộc trung ương; hộ gia đình không thuộc miền núi, hải đảo hoặc xã đặc biệt khó khăn hoặc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của Chính phủ thì đạt từ 85 điểm trở lên mới được công nhận là gia đình văn hóa. Lấy dẫn chứng ở khu vực thành phố Vinh, ví dụ một gia đình thực hiện tốt tất cả các tiêu chí, ngọai trừ việc sinh con thứ 3, khi chấm điểm, số điểm bị trừ điểm tối đa là 5 điểm ở mục không Thực hiện tốt chính sách dân số. Với thang điểm 100 thì gia đình vẫn đạt 95 điểm. Nếu địa phương nào thực hiện việc chấm điểm chặt chẽ hơn thì gia đình này lại tiếp tục bị trừ điểm ở mục tiêu chí a và b, tiêu chuẩn 1 (mẫu số 04), nhưng cũng chỉ trừ tối đa 10 điểm. Như vậy tổng điểm của gia đình vẫn đạt 85 điểm, vẫn đủ điều kiện công nhận gia đình văn hóa. Ngoài ra có thể lấy ví dụ khác về vệ sinh môi trường, điểm chuẩn cho hộ gia đình Giữ gìn vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định (3 điểm). Giả sử có hộ gia đình Nguyễn Văn A, ăn ở thiếu vệ sinh, trong khi các tiêu chuẩn khác đạt thì gia đình cũng chỉ bị trừ tối đa 3 điểm, như vậy họ vẫn trong diện xét và có thể được công nhận gia đình văn hóa theo nghị định 122/2018/NĐ-CP. Bởi vì theo Nghị định nếu đạt điểm theo quy định thì những trường hợp này vẫn được công nhận Gia đình văn hóa. Chính điểm này làm cho danh hiệu gia đình văn hóa thiếu thuyết phục, làm giảm chất lượng.

Nghị định 122/2018/CP-CP tại Chương 1 điều 5 mục 2 quy định: tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Nghị định này không dưới 50% số điểm tối đa, và tổng điểm được công nhận gia đình văn hóa là 85 điểm (hộ gia đình thuộc các khu vực còn lại, ngoại trừ các quận, huyện của thành phố trực thuộc trung ương và xã, phường, thị trấn thuộc miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn). Quy định tổng điểm của mỗi tiêu chuẩn Nghị định này không dưới 50% số điểm tối đa là thừa vì quy định tổng điểm được công nhận gia đình văn hóa là 85 điểm đã bao hàm cả ý trên.

Cuối cùng, do Nghị Định 122/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực gần 1 năm nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ban hành thông tư, hướng dẫn thực hiện Nghị định 122/2018/NĐ-CP vềxét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phốvăn hóa”. Đó là một khó khăn đối với cơ sở khi thực hiện bình xét các danh hiệu văn hóa như chúng tôi đã viện dẫn ở trên.

Các danh hiệu văn hóa: Gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa… lâu nay người dân vốn đã không mấy quan tâm, một phần vì các danh hiệu không gắn với quyền lợi nào, một phần vì danh hiệu mang tính hình thức, không thuyết phục. Vậy nên, muốn nâng cao chất lượng của các danh hiệu văn hóa thì thiết nghĩ cần phải đảm bảo sự nghiêm túc, khoa học từ khâu xây dựng tiêu chí, thang điểm đến việc bình xét, tôn vinh các danh hiệu. Có như thế, các danh hiệu mới có giá trị và sẽ được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Cuối cùng, do Nghị Định 122/2018/NĐ-CP được ban hành và có hiệu lực gần 1 năm nhưng đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa ban hành thông tư, hướng dẫn thực hiện Nghị định 122/2018/NĐ-CP vềxét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa ”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phốvăn hóa”. Đó là một khó khăn đối với cơ sở khi thực hiện bình xét các danh hiệu văn hóa như chúng tôi đã viện dẫn ở trên.

Các danh hiệu văn hóa: Gia đình văn hóa, thôn văn hóa, làng văn hóa… lâu nay người dân vốn đã không mấy quan tâm, một phần vì các danh hiệu không gắn với quyền lợi nào, một phần vì danh hiệu mang tính hình thức, không thuyết phục. Vậy nên, muốn nâng cao chất lượng của các danh hiệu văn hóa thì thiết nghĩ cần phải đảm bảo sự nghiêm túc, khoa học từ khâu xây dựng tiêu chí, thang điểm đến việc bình xét, tôn vinh các danh hiệu. Có như thế, các danh hiệu mới có giá trị và sẽ được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

CÔNG KHAI KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT TTHC